Do vậy, việc hiểu rõ về nguyên nhân và biểu hiện của viêm ống kẽ thận cấp vô cùng quan trọng.
1. Nguyên nhân của viêm ống kẽ thận cấp
Có nhiều nguyên nhân gây viêm ống kẽ thận cấp, có thể do thuốc, do nhiễm khuẩn hệ thống hay nhiễm khuẩn tại thận, do bệnh miễn dịch.
Trong các nguyên nhân hay gặp nhất là sốc giảm thể tích máu: sau mổ, sau chấn thương, bỏng, sảy thai, nạo phá thai, mất nước, mất muối.
Sốc nhiễm khuẩn, nhiễm độc do những tác dụng ngoại ý của một số thuốc khi sử dụng trên một số cơ địa đặc biệt như thuốc kháng viêm không stéroids, thuốc hạ huyết áp, thuốc ức chế men chuyển khi sử dụng ở người bệnh hẹp động mạch thận hai bên.
Viêm ống kẽ thận cấp còn do nguyên nhân hoại tử ống thận cấp do ngộ độc bởi một số thuốc, các hóa chất thường dùng, độc tố của sinh vật (mật cá trắm, mật cóc).
Ngoài ra, còn có nguyên nhân do dị ứng còn gọi là viêm thận kẽ cấp dị ứng với thuốc thường gặp: kháng viêm không Stéroides, thuốc lợi tiểu,...
2. Biểu hiện viêm ống kẽ thận cấp
Biểu hiện của viêm ống kẽ thận cấp là một hội chứng suy thận cấp đôi khi kèm theo với bệnh cảnh của một viêm gan cấp (gặp trong bệnh do nguyên nhân ngộ độc).
Tình huống để phát hiện bệnh viêm ống thận cấp rất khác nhau: thường được phát hiện là triệu chứng tiểu ít, sau đó người bệnh có biểu hiện tăng cân, phù nề, khó thở khi làm việc nặng gắng sức. Người ta còn tìm thấy người bệnh có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, xuất hiện chấm xuất huyết dưới da.
Nếu không được phát hiện sớm thì có thể chuyển sang giai đoạn thiểu niệu hoặc vô niệu thật sự sau đó người bệnh tiểu nhiều người bệnh đôi khi còn cần phải lọc máu nhưng quan trọng hơn là bù lại lượng dịch, điện giải đã mất.
Viêm ống kẽ thận cấp thường được chia qua 5 giai đoạn:
* Ở giai đoạn tấn công thận: Thời gian của giai đoạn này tùy thuộc vào nguyên nhân: cấp và đột ngột (sốc, xuất huyết) hoặc chậm và kéo dài (kháng sinh độc với thận).
* Ở giai đoạn thiểu, vô niệu ban đầu: Xuất hiện trong 24 đến 72 giờ sau đó. Với biểu hiện ứ dịch ngoại bào khiến người bệnh tăng cân, phù ngoại biên, khó thở gắng sức. Dấu hiệu toàn thân, rối loạn tiêu hoá, đôi khi là những chấm xuất huyết dưới da.
* Ở giai đoạn thiểu vô niệu thật sự: Thời gian thay đổi từ 7 đến 21 ngày. Lâm sàng của giai đoạn này là hội chứng tăng urê máu cấp điển hình.
* Giai đoạn tiểu nhiều: Thường xuất hiện khoảng tuần thứ ba của vô niệu, có khi sớm hơn, lượng nước tiểu tăng lên dần. Trong giai đoạn này đôi khi còn cần thiết phải lọc máu, nhưng quan trọng hơn là bù lại lượng dịch, điện giải mất.
* Giai đoạn phục hồi chức năng thận. Urê, créatinine máu trở lại bình thường hoặc trở lại với trị số trước đây chưa có suy thận cấp.
Ngoài ra trên lâm sàng của viêm ống kẽ thận cấp cũng cần lưu ý những thể vẫn có lượng nước tiểu, không thiểu và vô niệu, đặc điểm của thể này là: Chẩn đoán thường chậm. Thương tổn thận thường ít nặng, tiên lượng thường tốt. …
3. Chẩn đoán và điều trị viêm ống kẽ thận cấp
Để xác định viêm ống kẽ thận cấp cần dựa vào các yếu tố nguyên nhân của viêm ống kẽ thận cấp. Ngoài việc khám lâm sàng các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm chuyên biệt. Việc xét nghiệm chẩn đoán còn để phân biệt với các nguyên nhân gây suy thận cấp khác như viêm cầu thận cấp, sỏi tắc niệu quản.
Về điều trị tùy thuộc vào từng cá nhân cụ thể, nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chuẩn xác. Ở giai đoạn sớm việc xử trí ngay các nguyên nhân gây viêm ống thận cấp bao gồm: Loại bỏ chất độc trong nguyên nhân do ngộ độc. Bù dịch, bù máu trong hoại tử ống thận cấp sau thiếu máu…Ở giai đoạn đái ít vô niệu điều trị mục đích giữ cân bằng nội môi bằng cách tăng cường khoảng 500ml nước kể cả ăn lẫn uống. Trong những trường hợp vô niệu do mất nước mất muối thì phải bù dịch.
Ở giai đoạn tiểu nhiều chức năng thận chưa hồi phục nên gây mất nước mất điện giải. Người bệnh có chế độ ăn uống có kali (hoa quả) và tăng cường truyền dịch hoặc uống để chống mất nước, mất điện giải.
Trên thực tế, viêm ống kẽ thận cấp chiếm khoảng 10 - 15% số bệnh nhân suy thận cấp tại thận. Khi viêm thận ống kẽ thận cấp tính, chức năng thận thường hồi phục trong vòng 6 đến 8 tuần khi ngừng thuốc được cho là nguyên nhân gây bệnh, thường để lại sẹo tồn dư.
Người bệnh có thể hồi phục không hoàn toàn. Tiên lượng thường xấu hơn nếu viêm thận ống kẽ thận do NSAIDs. Khi các yếu tố khác gây ra viêm thận ống kẽ thận cấp tính, các tổn thương mô bệnh học thường hồi phục nếu tìm và loại bỏ được nguyên nhân; tuy nhiên, một số trường hợp nặng, bệnh có thể tiến triển đến xơ hóa, viêm thận mạn.
Tóm lại: Viêm ống kẽ thận cấp là bệnh lý thường gặp gây nên suy thận cấp, tổn thương chủ yếu của bệnh lý này là hoại tử liên bào ống thận, là một bệnh lý nặng và tỷ lệ tử vong còn rất cao nếu không được xử trí một cách kịp thời và có hiệu quả.
Vì vậy để phòng và giảm nguy cơ mắc bệnh, nếu phải dùng thuốc cần dùng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng, không điều trị theo mách bảo…Nếu có biểu hiện nghi ngờ cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Mời bạn xem thêm video:
Vì sao không nên để điện thoại gần giường khi ngủ? I SKĐS