Hà Nội

Viêm não tự miễn khó chẩn đoán và tỷ lệ di chứng cao, làm sao phát hiện sớm?

29-11-2024 16:47 | Bệnh thường gặp

SKĐS - Viêm não tự miễn là nguyên nhân ít gặp gây viêm não, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn và tự tấn công các tế bào khoẻ mạnh ở não bộ. Đây là bệnh lý khó chẩn đoán và tỷ lệ di chứng rất cao.

Nguyên nhân gây viêm não tự miễn

Viêm não tự miễn xuất hiện sau một rối loạn đáp ứng miễn dịch của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn, virus trước đó; hoặc rối loạn đáp ứng miễn dịch khi có những khối u (u buồng trứng, u tinh hoàn). Khi đó, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhầm lẫn kháng nguyên bình thường trên tế bào não, tủy sống là tác nhân có hại, và sản xuất ra tự kháng thể để chống lại những tế bào đó như anti-NDMA, anti-LGI1, anti-CASPR2...

Viêm não tự miễn xuất hiện ở mọi lứa tuổi, không phân biệt tiền sử tổn thương não trước đó, nhưng thường gặp ở phụ nữ trẻ nhiều hơn.

Nhiều người mắc bệnh viêm não tự miễn, chi phí điều trị hàng tỷ đồng

Viêm não tự miễn là bệnh lý khó chẩn đoán và tỷ lệ di chứng rất cao.

Viêm não tự miễn diễn biến nhanh, có biểu hiện đa dạng về thần kinh và tâm thần

Các triệu chứng rất đa dạng, bao gồm các dấu hiệu về thần kinh và tâm thần, thường diễn biến tương đối nhanh qua vài tuần hoặc vài tháng.

  • Triệu chứng thần kinh: suy giảm ý thức, mất nhận thức, giảm khả năng học tập và làm việc, rối loạn chức năng ngôn ngữ, cử động cơ thể bất thường hoặc nhiều cơn co giật đa dạng, giảm/mất thị lực, giảm trí nhớ, yếu liệt vận động tay chân.
  • Triệu chứng tâm thần: rối loạn giấc ngủ và các rối loạn tâm thần như lo lắng, thay đổi khí sắc, loạn thần với hoang tưởng, ảo giác hoặc hội chứng căng trương lực.
  • Biến chứng nặng: hôn mê, co giật nhiều gây phù não, suy hô hấp, nguy cơ chết não, tiêu cơ vân do co giật gây suy thận cấp, liệt kéo dài teo cơ, cứng khớp về sau.

Trong 2 tuần đầu, biểu hiện tiêu biểu của bệnh sẽ đi kèm các triệu chứng tâm thần như: kích động, mất ngủ, có hành vi bất thường, lo âu, ảo thị (nhìn thấy vật thể lạ, người lạ..), giảm trí nhớ, ảo thanh (nghe tiếng nói trong tai, nghe âm thanh lạ...). Từ những triệu chứng trên, bệnh nhân thường được chỉ định điều trị tại chuyên khoa tâm thần.

Bắt đầu từ tuần thứ 3 trở đi, bệnh nhân sẽ xuất hiện tình trạng như: lơ mơ, co giật, không tiếp xúc với người xung quanh, nhai miệng liên tục làm tổn thương môi và lưỡi, gồng cứng chân tay, tay chân có các cử động bất thường liên tục. Các biểu hiện này sẽ là cơ sở chứng minh bệnh nhân không phải bị tâm thần mà là dấu hiệu của viêm não. Trường hợp diễn tiến nhanh, bệnh nhân sẽ bị thở yếu, cần có sự hỗ trợ từ máy thở. Trong giai đoạn này, người bệnh cần thực hiện chụp phim cộng hưởng từ (MRI) não và xét nghiệm dịch lấy ra qua chọc dò thắt lưng (dịch não tủy) có thể ghi nhận có bất thường.

Những dấu hiệu của bệnh thường sẽ có sự tiến triển nhanh chóng có thể chỉ sau vài tuần hoặc thậm chí là vài ngày. Khi bệnh trở nặng có thể gây mất ý thức, thậm chí là hôn mê ở người bệnh. Vì đây là căn bệnh xuất hiện khá đột ngột nên cần được phân biệt với các vấn đề về tâm thần lâu dài, đã diễn ra từ nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Cách điều trị viêm não tự miễn

Điều trị nội khoa: phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh có thể sử dụng nhiều biện pháp phối hợp như corticoid liều cao, thuốc ức chế miễn dịch, lọc máu thay huyết tương, sử dụng thuốc globulin miễn dịch (IVIG).

Điều trị hỗ trợ: chống phù não, thuốc cắt cơn co giật (có thể cần nhiều loại phối hợp), dự phòng nhiễm trùng, đảm bảo dinh dưỡng, chống loét, teo cơ cứng khớp do nằm lâu.

Điều trị can thiệp xâm lấn nếu có: thở máy qua nội khí quản nếu bệnh nhân suy hô hấp, tắc nghẽn đường thở do ứ đọng, phẫu thuật cắt u nếu phát hiện khối u.

Liệu pháp phục hồi chức năng, gồm thể chất, xã hội và ngôn ngữ giúp người bệnh hoà nhập cuộc sống.

Hoảng loạn, hay la hét, người phụ nữ được phát hiện mắc bệnh lý viêm não tự miễn hiếm gặpHoảng loạn, hay la hét, người phụ nữ được phát hiện mắc bệnh lý viêm não tự miễn hiếm gặp

SKĐS - Vừa qua các bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM) vừa điều trị thành công một trường hợp mắc bệnh viêm não tự miễn.

Ths.BS Minh Thanh
Ý kiến của bạn