1.Nguyên nhân của viêm nang lông
Viêm nang lông nói chung là kết quả của tình trạng nhiễm trùng ở nang lông bị tổn thương. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn Staphylococcus aureus, virus, nấm…
Các nguyên nhân khác bao gồm: Kích ứng da, tắc nghẽn của nang, dùng steroid tại chỗ, rối loạn da (viêm da, mụn trứng cá)…
2.Các yếu tố nguy cơ gây viêm nang lông
Các yếu tố nguy cơ phát triển viêm nang lông:
- Tiền sử bệnh đái tháo đường
- Sử dụng kháng sinh lâu dài
- Cạo râu thường xuyên
- Sử dụng bồn tắm nước nóng hoặc hồ bơi không sạch
- Hệ thống miễn dịch suy yếu do các tình trạng như HIV, ung thư…
- Thừa cân hoặc béo phì
Hình ảnh viêm nang lông
3.Các biến chứng của viêm nang lông
Viêm nang lông tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể phát sinh một số biến chứng, bao gồm:
- Nhọt dưới da
- Sẹo hoặc các mảng tối
- Rụng tóc vĩnh viễn do nang lông bị tổn thương
- Nhiễm trùng lây lan sang các khu vực khác
- Nhiễm trùng da
4.Phương pháp điều trị viêm nang lông
Phương pháp điều trị viêm nang lông khác nhau tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của tổn thương.
Những trường hợp nhẹ thường chỉ cần điều trị tại nhà. Tuy nhiên, những trường hợp nặng hoặc tái phát có thể cần dùng thuốc hoặc các liệu pháp khác.
Các phương pháp điều trị có sẵn bao gồm:
4.1 Dùng thuốc trị viêm nang lông
Có rất nhiều loại thuốc, sẵn có cho tình trạng này. Thuốc có thể điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm, tùy thuộc vào nguyên nhân của tình trạng bệnh. Bác sĩ cũng có thể đề nghị các loại thuốc chống viêm.
Các dạng thuốc bao gồm:
- Kem kháng sinh tại chỗ
- Kháng sinh uống
- Kem chống nấm tại chỗ
- Dầu gội đầu chống nấm
- Thuốc chống nấm
- Kem chống viêm steroid
- Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống
4.2 Liệu pháp ánh sáng
Trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp ánh sáng hoặc liệu pháp quang động để điều trị viêm nang lông. Đây là loại điều trị có thể giúp cải thiện các triệu chứng của viêm nang lông sâu.
4.3 Trích rạch
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ dẫn rạch một đường nhỏ trên tổn thương để dẫn lưu mủ. Mục đích là để giảm đau và thời gian phục hồi nhanh hơn.
4.4 Tẩy lông bằng laser
Liệu pháp laser có thể giúp giảm viêm nang lông do cạo lông thường xuyên.
5.Các biện pháp khắc phục tại nhà
Một số biện pháp khắc phục tại nhà có hiệu quả trong việc điều trị viêm nang lông và các triệu chứng, bao gồm:
- Chườm ấm: Đặt một miếng gạc ấm (khăn/gạc ngâm trong nước ấm vắt nhẹ) ấn nhẹ lên vùng da bị viêm lỗ chân lông, sẽ giúp làm dịu vết sưng, tấy và đau.
- Dùng sản phẩm không kê đơn: Một số loại kem bôi, gel và nước rửa có sẵn để điều trị viêm nang lông mà không cần kê đơn. Những chất này có thể giúp giảm tình trạng viêm nhiễm nói chung.
- Giữ vệ sinh: Nhẹ nhàng rửa vùng bị ảnh hưởng hai lần mỗi ngày bằng xà phòng nhẹ sẽ giúp giảm nhiễm trùng. Không nên dùng khăn mặt vì nó có thể gây kích ứng thêm cho da.
- Tắm bồn: Ngâm mình trong bồn nước ấm có thể giúp giảm ngứa và đau do viêm nang lông.
6.Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?
Viêm nang lông thường sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không biến mất một cách độc lập sau vài ngày, cần đi khám. Bác sĩ sẽ xác định chẩn đoán viêm nang lông và tư vấn liệu trình điều trị phù hợp. Viêm nang lông dai dẳng có thể là dấu hiệu của rối loạn suy giảm miễn dịch hoặc các tình trạng tiềm ẩn khác...
Mời độc giả xem thêm video:
Hậu covid- Phục hồi chức năng cho người mắc COVID-19 nhẹ và không triệu chứng