Viêm mũi dị ứng: Dược sĩ chỉ cách sử dụng thuốc hiệu quả

16-10-2021 13:10 | An toàn dùng thuốc

SKĐS – Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, ngứa… là những triệu chứng mà bệnh nhân viêm mũi dị ứng thường gặp phải. Vậy làm thế nào để thoát khỏi những triệu chứng khó chịu này?... Dùng thuốc thế nào cho hiệu quả?

Trời lạnh, viêm mũi dị ứng dễ tái phátTrời lạnh, viêm mũi dị ứng dễ tái phát

SKĐS - Bệnh viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể chống lại sự xâm nhập của những chất lạ vào đường hô hấp trên, đặc biệt hay gặp vào lúc chuyển mùa (nóng sang lạnh, rét, mưa nhiều).

Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm bên trong mũi do tác nhân gây dị ứng, phấn hoa, bụi, nấm mốc hoặc lông của một số loài động vật...

Một số người bị ảnh hưởng bởi các chất gây dị ứng có trong môi trường làm việc như bụi gỗ, bụi bột mì hoặc cao su. Ngoài ra, các yếu tố môi trường cũng có thể đóng một vai trò trong việc thúc đẩy viêm mũi dị ứng.

photo-1633845108902

Viêm mũi dị ứng thường gây hắt hơi, sổ mũi…

Biến chứng viêm mũi dị ứng

Nếu viêm mũi dị ứng không được điều trị kịp thời, sẽ gây nên một số biến chứng:

- Tắc hoặc chảy nước mũi có thể dẫn đến khó ngủ, buồn ngủ vào ban ngày, khó chịu và khó tập trung.

- Viêm mũi dị ứng có thể làm cho các triệu chứng của bệnh hen suyễn trở nên tồi tệ hơn.

- Tình trạng viêm liên quan đến viêm mũi dị ứng đôi khi cũng có thể dẫn đến các bệnh lý khác, như polyp mũi, viêm xoangviêm tai giữa.

Các thuốc thường dùng và lưu ý khi điều trị

Điều trị viêm mũi dị ứng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và mức độ ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của bệnh nhân.

Trong hầu hết các trường hợp, điều trị nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng, như hắt hơi, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.

Nếu viêm mũi dị ứng nhẹ, bệnh nhân thường có thể tự điều trị bằng các thuốc OTC với sự tư vấn của dược sĩ. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cần tới bác sĩ để được khám bệnh trực tiếp.


Thuốc kháng histamin

Sử dụng các thuốc kháng histamin như: cetirizin, loratadin, fexofenadin, levocetirizin... dùng 1 lần/ngày. Loratadin không kê đơn có thể dùng cho trẻ em trên 2 tuổi, cetirizin chỉ định được cho trẻ em trên 6 tuổi.

Thường xuyên làm sạch đường mũi bằng các dung dịch nước muối.

Những thuốc kháng histamin dạng xịt như azelastine chỉ được bán theo đơn. Khuyến cáo nên bắt đầu dùng thuốc 2 – 3 tuần trước mùa bệnh. Đây được coi là thuốc điều trị thay thế cho người cao tuổi và trẻ em trên 5 tuổi.

Lưu ý khi xịt thuốc, bệnh nhân nên giữ thẳng đầu, tránh để thuốc xuống họng gây vị khó chịu. Các thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ, nên tránh uống rượu trong khi dùng thuốc.

Các kháng histamin thế hệ cũ còn có thể gây ra tác dụng kháng cholinergic như: Khô miệng, nhìn mờ, táo bón, bí tiểu. Ở nồng độ rất cao, các kháng histamin có thể gây tác dụng kích thích thần kinh trung ương hơn là ức chế, và thường hay gặp ở trẻ em hơn. Kháng histamin chống chỉ định tuyệt đối cho bệnh nhân glaucom. Thận trọng dùng thuốc cho người bị bệnh gan và người phì đại tuyến tiền liệt.

Thuốc xịt mũi chống viêm steroid

Thuốc xịt mũi beclomethason, budenoside, fluticason... có thể chỉ định trong điều trị bệnh viêm ũi dị ứng theo mùa. Thuốc xịt mũi steroid được lựa chọn điều trị thường xuyên trong các trường hợp viêm mũi dị ứng từ trung bình tới nặng, xuất hiện các triệu chứng dai dẳng như tắc nghẽn mũi hoặc polyp mũi. Thuốc làm giảm các triệu chứng viêm do đáp ứng dị ứng. Corticosteroid mất nhiều thời gian hơn để phát huy tác dụng so với thuốc kháng histamin, nhưng tác dụng của chúng kéo dài hơn.

Bệnh nhân cần sử dụng thuốc này thường xuyên trong suốt thời gian bệnh để đạt tác dụng tốt nhất. Tác dụng không mong muốn của corticoid dạng hít rất hiếm, nhưng có thể gây khô và kích ứng mũi họng, chảy máu cam. Thuốc xịt mũi clomethason và beclomethason có thể dùng cho người trên 18 tuổi tối đa trong 3 tháng. Khuyến cáo không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai và bệnh nhân glaucom.

Ngoài ra, với bệnh nhân có đợt triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định một đợt ngắn thuốc viên corticoid kéo dài từ 5 – 10 ngày.

photo-1633845110519

Việc dùng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng cần theo chỉ định của thầy thuốc.

Các thuốc có tác dụng làm thông mũi

Các thuốc này làm giảm sung huyết, giúp giảm các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, chứa các hoạt chất: Ephedrine, oxymetazolin, phenylephrine, pseudoephedrine và xylometazoline...

Các thuốc này làm co các mạch máu bị giãn ở niêm mạc mũi, làm thông mũi hiệu quả. Những loại thuốc này có thể được uống hoặc dùng tại chỗ.

Dạng viên nén, siro để uống, hay thuốc xịt mũi và nhỏ mũi đều có sẵn. Nếu dùng các dạng tác dụng tại chỗ (xịt hoặc nhỏ mũi) thì không nên sử dụng quá 7 ngày, vì có thể gây hiện tượng "sung huyết bật lại" (viêm mũi do thuốc).

Thuốc kháng sinh

Kháng sinh chỉ được dùng trong trường hợp viêm mũi dị ứng bội nhiễm gây ra do vi khuẩn và được bác sĩ kê đơn. Các kháng sinh thường dùng bao gồm cephalosporin, sulfamide… trong trường hợp bội nhiễm tái phát nhiều lần, hay vi khuẩn có dấu hiệu kháng thuốc.

Làm gì để tránh viêm mũi dị ứng tái phát?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm mũi dị ứng là tránh tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Các chất gây dị ứng không phải lúc nào cũng dễ dàng phát hiện và có thể sinh sản ngay cả trong ngôi nhà sạch sẽ nhất. Do đó, cần:

- Thường xuyên làm sạch đệm, đồ chơi mềm, rèm cửa và vỏ bọc đồ nội thất bằng cách giặt hoặc hút bụi; sử dụng chăn, gối làm bằng sợi tổng hợp hoặc acrylic thay vì chăn len hoặc chăn lông vũ; sử dụng khăn ẩm sạch để lau bề mặt.

photo-1633845111450

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, hút bụi để loại bỏ tác nhân có thể gay viêm mũi dị ứng.

- Không để vật nuôi vào phòng ngủ; tắm rửa cho vật nuôi ít nhất 2 tuần/lần; thường xuyên vệ sinh vật dụng mà thú cưng đã tiếp xúc.

- Tránh phơi quần áo và chăn ga gối đệm vào mùa cây cối thụ phấn; đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi phấn hoa; đóng cửa và cửa sổ vào giữa buổi sáng và đầu buổi tối, khi có nhiều phấn hoa nhất trong không khí; tắm rửa, gội đầu và thay quần áo sau khi ra ngoài; tránh các khu vực cỏ, như công viên và cánh đồng.

- Giữ cho ngôi nhà khô ráo và thông thoáng; khi tắm hoặc nấu ăn, mở cửa sổ nhưng đóng cửa ra vào để tránh không khí ẩm lan vào nhà và sử dụng quạt thông gió; tránh phơi quần áo trong nhà, tránh cất quần áo trong tủ ẩm thấp hay đóng gói quần áo quá chặt trong tủ.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hướng dẫn tự lấy mẫu xét nghiệm COVID-19

DS. Nguyễn Thị Ngân Thảo
Ý kiến của bạn