Viêm mao mạch hoại tử có chữa khỏi được không? Bí quyết hỗ trợ thành mạch từ thảo dược Đông y

02-07-2024 09:00 | Y học cổ truyền
google news

Viêm mao mạch hoại tử là tình trạng viêm và hoại tử các mạch máu nhỏ (mao mạch). Viêm mao mạch hoại tử gây đau nhức bởi các vết loét, hoại tử không lành, tái đi tái lại trong thời gian dài gây nên rất nhiều ảnh hưởng cho cuộc sống của người bệnh.

Quan điểm của Y học cổ truyền cho rằng kết hợp các dược liệu hoạt huyết thông mạch, tăng cường chính khí cơ thể là giải pháp giúp hỗ trợ tăng sức bền thành mạch, từ đó góp phần hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh..

Triệu chứng của viêm mao mạch hoại tử

Viêm mao mạch hoại tử rất dễ nhận biết. Trên chân người bệnh xuất hiện nốt xuất huyết có màu đỏ nâu hoặc tím đậm, bờ nổi cao trên da, ban đầu chỉ to như hạt đậu sau to như đồng xu, dễ tiến triển rất nhanh thành các vết lở loét, hoại tử. Các vết lở loét này thường xuất hiện ở vùng mặt trước cẳng chân, mắt cá chân và mu bàn chân.

Triệu chứng này có tính chất đối xứng (chân này bị thì chân kia cũng sẽ bị). Một số trường hợp viêm mao mạch hoại tử là biến chứng của viêm mao mạch dị ứng nhưng không phải viêm mao mạch dị ứng nào cũng biến chứng thành viêm mao mạch hoại tử.

Viêm mao mạch hoại tử có chữa khỏi được không? Bí quyết hỗ trợ thành mạch từ thảo dược Đông y- Ảnh 1.

Triệu chứng viêm mao mạch hoại tử dễ nhận biết

Nguyên nhân và cách điều trị của viêm mao mạch hoại tử

Theo y học hiện đại, viêm mao mạch hoại tử là bệnh tự miễn. Để điều trị, người bệnh được kê đơn sử dụng thuốc ức chế miễn dịch giúp giảm phản ứng viêm tại mao mạch, giảm tiến triển của bệnh cũng như mức độ lan rộng của hoại tử.

Bệnh viêm mao mạch hoại tử gây ảnh hưởng tâm lý

Xuất huyết, lở loét do viêm mao mạch hoại tử không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh đau đớn. Vết loét này thường khó lành, chảy mủ, đau nhức không yên khiến người bệnh đi lại khó khăn, ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống.

Thêm vào đó do phải chung sống với căn bệnh này thời gian dài, bệnh thường xuyên tái lại, chi phí điều trị tốn kém nên người bệnh dễ xảy ra tình trạng chán nản, mặc cảm gây ảnh hưởng tâm lý.

Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh nghiên cứu thành công sản phẩm Khang Mạch Linh hỗ trợ sức bền thành mạch

"Để hỗ trợ bệnh viêm mao mạch hoại tử trước hết cần hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch, hoạt huyết. Trong Đông y quan niệm chính là khôi phục cân bằng chỉnh thể, hóa giải mâu thuẫn giữa "chính khí" (sức đề kháng) và "tà khí" (tác nhân gây bệnh) kết hợp hoạt huyết hóa ứ, hành khí tán kết, thanh nhiệt, giải độc. Do đó vừa kết hợp các dược liệu vừa giúp hoạt huyết thông mạch, vững bền thành mạch, vừa dùng các dược liệu bổ huyết, giúp tái tạo vùng mô bị tổn thương cũng như tăng bồi bổ sức khỏe toàn trạng cho người bệnh thì việc hỗ trợ bệnh mới mang lại hiệu quả lâu dài. Việc tăng cường sức khỏe toàn trạng này (hệ miễn dịch) chính là hướng tới khả năng tự khôi phục và tái tạo vết hoại tử của người bệnh.

Viêm mao mạch hoại tử có chữa khỏi được không? Bí quyết hỗ trợ thành mạch từ thảo dược Đông y- Ảnh 2.

Khang Mạch Linh đã ra đời đến nay được 5 năm, đã mang lại niềm vui cho người bệnh với công dụng hoạt huyết, hỗ trợ tăng cường sức bền thành mạch.

Khang Mạch Linh vinh dự nhận "Huy chương vàng Vì sức khỏe cộng đồng"

Ghi nhận chất lượng, uy tín của sản phẩm Khang Mạch Linh trong 5 năm vừa qua, năm 2024, Khang Mạch Linh vinh dự nhận Huy chương Vàng giải thưởng "Vì sức khỏe cộng đồng" do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam trao tặng. Giải thưởng được xét dựa trên 4 tiêu chí về an toàn, chất lượng, hiệu quả sản phẩm và những đóng góp ý nghĩa cho xã hội – cộng đồng. Đây là giải thưởng uy tín cho thấy Khang Mạch Linh được người tiêu dùng tín nhiệm.

Viêm mao mạch hoại tử có chữa khỏi được không? Bí quyết hỗ trợ thành mạch từ thảo dược Đông y- Ảnh 3.

Để biết thêm thông tin chi tiết về Khang Mạch Linh, quý khách vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Dược phẩm Khang Linh

Địa chỉ: Nhà lô số 11, Ngõ 221 Trung Kính, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Website : https://www.khangmachlinh.com

Hotline: 0982.915.553

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

PV


Ý kiến của bạn