Viêm loét dạ dày - tá tràng - Những vấn đề cần quan tâm

15-06-2022 19:12 | Y học 360

Dạ dày đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người, là nơi tiếp nhận chất dinh dưỡng cũng như là nơi chuyển hóa thức ăn.

Tuy nhiên dạ dày cũng hay "bị bệnh". Các yếu tố nguy cơ phải kể đến là mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, chế độ ăn uống và sinh hoạt bất thường, thói quen rượu bia, ăn nhiều đồ ăn chua cay, thức khuya, ít hoặc lười vận động thể chất…

Viêm loét dạ dày - tá tràng - Những vấn đề cần quan tâm - Ảnh 1.

GÓI KREMIL GEL

Triệu chứng chung của viêm loét dạ dày - tá tràng thường là đau bụng vùng thượng vị (bụng trên), rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và nôn, chán ăn, ăn mau no. Triệu chứng đau có thể giảm hoặc không giảm sau khi ăn tùy thuộc vào vị trí tổn thương. Các triệu chứng toàn thân cũng thường kèm theo, đặc biệt với các cơn đau nặng, kéo dài hoặc không được kiểm soát tốt như mệt mỏi, nhức đầu, tính tình hay cáu gắt.

Viêm loét dạ dày - tá tràng là bệnh lý nguy hiểm, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiếp nhận và chuyển hóa thức ăn,  có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như hẹp môn vị, chảy máu dạ dày, ung thư dạ dày… Ngoài ra bệnh còn gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu, khiến người bệnh mệt mỏi. Vì vậy, nhận biết sớm bệnh và điều trị dứt điểm là điều người bệnh nên làm.

Viêm loét dạ dày - tá tràng - Những vấn đề cần quan tâm - Ảnh 2.

Về điều trị, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ (phác đồ) với từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp cần trung hòa axit dạ dày – acid clohydric (HCl)  có thể sử dụng các Antacid. Đây là nhóm thuốc không cần kê đơn, có tác dụng tương tác với HCl tạo nên những loại muối không được hấp thu hoặc ít hấp thu do đó làm tăng pH dạ dày, hạn chế khả năng hoạt động của pepsin và làm giảm các triệu chứng do dư thừa HCl gây ra. Các antacid chia làm 2 nhóm là  trung hòa axit hòa tan (hoạt chất điển hình là NaHCO3 và CaCO3) và trung hòa acid không hòa tan (hoạt chất điển hình là Al(OH)3 và Mg(OH)2).

Đặc biệt trên thị trường có những chế phẩm chứa cả 2 loại muối Al(OH)3 và Mg(OH)2) làm tăng hiệu quả, tiện sử dụng lại giảm được tác dụng phụ của cả 2 muối này. Nếu dùng riêng lẻ (Al(OH)3 thường gây táo bón còn Mg(OH)2) thường gây tiêu chảy do tính chất nhuận tràng của nó). Cũng có những chế phẩm được bổ sung thêm chất chống đầy hơi hiệu quả (như simethicone) trong viên nhai hoặc gói thuốc dạng gel giúp người bệnh tiện sử dụng. Vì là thuốc nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc hỏi thêm thông tin dược sĩ ở nhà thuốc.


PV
Ý kiến của bạn