Viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn Hp có nguy hiểm không?
Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Đây là loại vi khuẩn có khả năng cư trú tại môi trường dạ dày có độ acid cao. Ở trạng thái bình thường vi khuẩn có lợi tham gia vào hoạt động tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên 1 số chủng vi khuẩn Hp sẽ tiết độc tố gây hại gây viêm loét dạ dày khi ở điều kiện thuận lợi (dạ dày tồn tại các vết viêm, loét, tổn thương).
Viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn Hp sẽ tăng nguy cơ gặp các biến chứng nếu không sớm được điều trị đúng cách. Một vài tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra như hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí là ung thư dạ dày.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn Hp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn Hp. Trước tiên là tình trạng viêm loét dạ dày sẽ xuất hiện do tổn thương bởi yếu tố xâm nhập của các độc tố như axit dư thừa, thuốc hay vi khuẩn làm hình thành các vết loét. Ngoài ra còn do thói quen sinh hoạt thiếu điều độ, dung nạp nhiều thức ăn nhanh, các đồ uống có cồn hay do căng thẳng thần kinh, stress gây ra.
Sau đây là một số nguyên nhân:
Lây nhiễm qua đường miệng
Hp tồn tại trong dịch vị dạ dày, nước bọt nên việc lây nhiễm là khó tránh khỏi. Chúng có thể dễ dàng lây khi dùng chung dụng cụ ăn, gắp thức ăn cho nhau.
Lây nhiễm qua đường phân - miệng
Vi khuẩn Hp thông thường có thể được đào thải ra môi trường qua đường bài tiết. Vì vậy để tránh lây nhiễm Hp, bạn nên ăn uống vệ sinh, ăn chín uống sôi và rửa tay thật kỹ bằng xà phòng trước khi ăn..
Lây nhiễm qua đường dạ dày - miệng
Vi khuẩn Hp cư trú trong dạ dày và khi gặp tình trạng ợ hơi, ợ chua, vi khuẩn cũng dễ dàng bị đẩy lên khoang miệng. Bên cạnh đó, nó có thể bám vào các dụng cụ nội soi và lây nhiễm chéo nếu dụng cụ không được khử trùng sạch sẽ.
Biểu hiện của viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn Hp
Viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn Hp cũng có những biểu hiện giống như viêm loét dạ dày thông thường. Hp chỉ có thể được phát hiện khi người bệnh tiến hành các phương pháp xét nghiệm hơi thở, máu hoặc nội soi.
Các triệu chứng của bệnh thường thấy như:
- Đau thượng vị: Cơn đau có thể xuất hiện cả khi đói hoặc khi no trong thời gian kéo dài từ vài phút đến hàng giờ đồng hồ. Ở một số trường hợp, thay vì đau bệnh nhân sẽ cảm giác xót ruột, cồn cào, nóng rát…
- Ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, sôi bụng
- Rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon miệng, khó chịu.
- Sụt cân
- Đi ngoài phân đen hoặc thậm chí có máu (trường hợp nặng, đã bị xuất huyết tiêu hoá)
- Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, suy nhược
Khi gặp bất cứ một biểu hiện bất thường nào kể trên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám kịp thời. Không nên chủ quan, lơ là vì một số trường hợp chỉ có triệu chứng nhẹ nhưng tổn thương bên trong đã nghiêm trọng, đối diện trực tiếp với nguy cơ ung thư.
Cách điều trị viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét dạ dày. Vì thế, việc diệt khuẩn Hp là việc làm cần thiết giúp giảm bớt yếu tố gây hại cho dạ dày.
Khi được chẩn đoán viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn Hp, người bệnh sẽ được chỉ định dùng kháng sinh.
Hiện này, tình trạng tái nhiễm Hp hay Hp kháng kháng sinh ngày một phổ biến.
Do đó, để việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn HP hiệu quả, người bệnh nên chú trọng tới 3 yếu tố:
- Tập trung làm lành niêm mạc dạ dày.
- Ức chế HP dạ dày, ngăn vi khuẩn sinh trưởng và tiết độc tố.
- Tăng tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm tiết acid, trung hoà dịch vị.
Trong số đó, làm lành niêm mạc dạ dày được xem là mục tiêu quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả của việc điều trị và dự phòng tái phát bệnh viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn HP. Một niêm mạc dạ dày khỏe mạnh có thể chống lại các tác động xấu từ thức ăn, acid dịch vị, vi khuẩn. Quan trọng hơn, nếu niêm mạc lành lặn, sự hiện diện của vi khuẩn HP không còn là điều đáng lo ngại.