Viêm khớp vẩy nến, dùng thuốc như thế nào?

05-10-2022 13:25 | An toàn dùng thuốc

SKĐS – Viêm khớp vẩy nến cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh…

Viêm khớp vẩy nến: Chữa sớm, tránh tàn phếViêm khớp vẩy nến: Chữa sớm, tránh tàn phế

SKĐS - Nhiều người cho rằng bệnh vẩy nến chỉ là bệnh ngoài da, nhưng liên quan tới căn bệnh này còn có bệnh viêm khớp vẩy nến, một loại bệnh tự miễn khá nặng.

Viêm khớp vẩy nến là bệnh viêm khớp mạn tính có liên quan đến bệnh vảy nến. Viêm khớp vẩy nến là bệnh tự miễn, thường có biểu hiện ngoài da trước khi ảnh hưởng đến các khớp. 

Thông thường viêm khớp vẩy nến có biểu hiện: Sưng, đau, cứng ở các khớp (đặc biệt là tay), loạn dưỡng móng, tổn thương ngoài da…

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm khớp vẩy nến có thể ảnh hưởng đến các khớp, khiến người bệnh mất dần chức năng vận động, thậm chí tàn phế.

photo-1664895538090

Viêm khớp vẩy nến cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

1. Các lựa chọn điều trị viêm khớp vảy nến

Việc chẩn đoán và điều trị sớm là chìa khóa để kiểm soát và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh viêm khớp vảy nến.

Hiện tại, không có cách chữa khỏi bệnh viêm khớp vẩy nến, nhưng sử dụng các loại thuốc phù hợp có thể giúp bệnh nhân giảm đau và sưng, giúp bảo vệ khớp, làm chậm sự tiến triển của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng khả năng vận động của người bệnh.

Một số thuốc thường được dùng:

- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Các thuốc NSAID (như ibuprofen và naproxen) có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm, đau và cứng khớp trong bệnh viêm khớp vẩy nến.

-Corticosteroid: Corticosteroid có thể giúp giảm bớt cơn bùng phát viêm khớp vẩy nến. Tuy nhiên, những loại thuốc này thường chỉ được sử dụng nếu cần thiết, do nguy cơ gây tác dụng phụ nghiêm trọng.

-Thuốc chống thấp khớp điều chỉnh bệnh truyền thống (DMARD): Những loại thuốc này ngăn chặn các con đường viêm trong cơ thể, giúp kiểm soát bệnh viêm khớp vảy nến. Các lựa chọn bao gồm sulfasalazine, methotrexate và leflunomide.

- Thuốc sinh học: Bao gồm adalimumab, etanercept và secukinumab… Các thuốc này nhắm vào một loại protein cụ thể trong phản ứng miễn dịch thúc đẩy quá trình viêm. Dùng các thuốc sinh học có thể giúp ngăn ngừa tổn thương và tàn tật nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm.

-Chất ức chế PDE4: Loại thuốc này có thể giúp điều chỉnh phản ứng miễn dịch hoạt động quá mức gây ra chứng viêm trong bệnh vẩy nến. Hiện tại, chất ức chế phosphodiesterase 4 (PDE4) duy nhất được phê duyệt cho bệnh viêm khớp vảy nến là apremilast.

- Chất ức chế JAK: Thuốc ức chế Janus kinase (JAK) có thể ức chế hoạt động của các enzym gây viêm. Có hai thuốc JAK được chấp thuận để điều trị viêm khớp vảy nến là tofacitinib và upadacitinib.

-Phẫu thuật: Trong một số trường hợp, có thể cần phẫu thuật để thay thế các khớp bị hư hỏng. Tuy nhiên, với những tiến bộ trong điều trị viêm khớp vẩy nến hiện nay, các phương pháp phẫu thuật ngày càng trở nên ít hơn.

2. Những lưu ý khi dùng thuốc

Để điều trị hiệu quả bệnh viêm khớp vẩy nến cần có phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh. Do đó, người bệnh không được tự ý dùng thuốc mà cần có chỉ định, tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu trong quá trình điều trị, người bệnh gặp các triệu chứng mệt mỏi, cứng khớp, sưng khớp hoặc đau dai dẳng…, cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời. Thông thường, có thể thực hiện:

- Bổ sung thêm thuốc NSAID.

- Tập thể dục vào buổi sáng.

- Vật lý trị liệu.

- Thêm một loại thuốc khác: Sự kết hợp của các liệu pháp có thể hiệu quả hơn trong việc kiểm soát tình trạng bệnh.

- Đổi thuốc: Có thể thay đổi từ thuốc NSAID sang DMARD, từ DMARD sang thuốc sinh học hoặc từ sinh học này sang sinh học khác hoặc sang chất ức chế JAK...

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sử dụng tai nghe thế nào để không gây hại cho tai?

Ngọc Nguyễn
(Theo everydayhealth)
Ý kiến của bạn