Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm một hoặc nhiều khớp ở vị trí giữa xương cột sống và xương chậu.
Khớp cùng chậu nằm ở dưới cột sống thắt lưng, giữa 2 mông, là nơi tiếp giáp giữa khối xương cùng cụt và phía sau của 2 xương cánh chậu.
Khi khớp cùng chậu bị viêm, bệnh nhân đau âm ỉ, bỏng rát ở vùng thắt lưng cùng, giữa 2 mông, vùng chậu hông do đó bệnh dễ bị nhầm với đau cột sống thắt lưng, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm...
Nguyên nhân gây viêm khớp cùng chậu
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng khớp cùng chậu bao gồm:
- Tổn thương do chấn thương: Một tác động đột ngột như một tai nạn xe cộ hay ngã, có thể làm tổn thương các khớp cùng chậu.
- Viêm khớp: Viêm khớp hao mòn (viêm khớp xương mãn tính) có thể xảy ra ở khớp cùng chậu, có thể là viêm cột sống dính khớp – một loại viêm khớp có ảnh hưởng đến cột sống.
- Mang thai: Các khớp cùng chậu phải nở rộng và kéo dài để thích ứng cho việc sinh đẻ. Trọng lượng gia tăng và dáng đi thay đổi trong khi mang thai có thể gây tăng áp lực lên các khớp và dẫn đến những hao mòn không bình thường.
- Nhiễm trùng: Trong trường hợp hiếm hoi, các khớp cùng chậu có thể bị nhiễm trùng.
Triệu chứng của bệnh
Những biểu hiện của viêm khớp cùng chậu cũng giống như các vấn đề ở thắt lưng: Cơn đau xuất hiện nhiều ở lưng dưới, hông, mông chạy dọc xuống chân; Cơn đau thường nặng hơn khi leo cầu thang, chạy bộ, đi bộ bước dài, đứng trong một tư thế kéo dài; Có thể kèm theo sốt nhẹ
Bệnh viêm khớp cùng chậu có diễn biến mãn tính kéo dài nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc: dính khớp gây hạn chế vận động, phụ nữ mang thai phải mổ đẻ, teo cơ mông, teo cơ đùi, viêm lan sang thần kinh tọa, biến dạng cột sống...
Chẩn đoán viêm khớp cùng chậu
Để chẩn đoán căn bệnh này một cách chính xác, các bác sĩ cần tiến hành: Kiểm tra các triệu chứng đang mắc phải và làm các xét nghiệm lâm sàng.
Bác sĩ sẽ tiến hành ấn vào những điểm ở vùng mông, hông đồng thời di chuyển hai chân để xem phản ứng của cơ thể. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp một loại thuốc tê vào khớp để xác định chính xác được cơn đau tại khớp cùng chậu ở thắt lưng.
Tuy nhiên, việc chẩn đoán bằng cách này thường sẽ cho kết quả với độ chính xác không cao vì thuốc tiêm có thể lây lan sang một khu vực khác.
Chụp X–quang để kiểm tra chính xác những tổn thương ở khớp cùng chậu; Nếu nghi ngờ thì cần thực hiện thêm chụp cộng hưởng từ 5.
Điều trị viêm khớp cùng chậu
Điều trị viêm khớp cùng chậu tùy thuộc vào loại bệnh. Dùng thuốc giảm đau không cần toa và cho khớp được nghỉ ngơi thường có thể giúp làm giảm bớt triệu chứng khá nhiều.
Tuy nhiên, nếu đang mang thai, nên kiểm tra với bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào. Lựa chọn điều trị cho viêm khớp cùng chậu bao gồm:
- Chườm đá và nhiệt xen kẽ để giảm đau và viêm;
- Vật lý trị liệu và tập thể dục. Điều trị vật lý trị liệu giúp giảm đau, chống viêm tại khớp cùng chậu. Tùy tình trạng lâm sàng, bác sĩ chỉ định những phương pháp: Vi sóng, sóng ngắn, siêu âm, từ trường, điện xung, điện phân….;
-Tiêm corticosteroid trực tiếp vào khớp (phương pháp này chỉ có thể được thực hiện định kỳ do các tác dụng phụ của việc sử dụng thường xuyên);
- Kích thích điện vào khớp (như kích thích thần kinh qua da) và kích thích cột sống;
- Phẫu thuật chỉ thực hiện trong các trường hợp nghiêm trọng và để cố định các xương với nhau.
Cách phòng tránh viêm khớp cùng chậu
Viêm khớp cùng chậu gặp nhiều ở nữ giới, nhưng nam giới cũng không nên chủ quan, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh phù hợp như:
Tập luyện đúng cách; Tránh vận động sai tư thế; Tăng cường sức khỏe; Ăn uống sinh hoạt hợp lý; Điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan như viêm đại tràng, trực tràng, bệnh phụ khoa, thận tiết niệu… (nếu có)
Cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Cơ Xương Khớp ngay khi có những biểu hiện ban đầu về bệnh.
Xem thêm video được quan tâm:
Xúc động hình ảnh bác sĩ dốc sức điều trị cho 120 sản phụ mắc COVID-19