Viêm họng hạt tái phát có dẫn đến ung thư vòm họng?

06-09-2017 13:23 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Viêm họng hạt là tình trạng viêm họng mạn tính, viêm nhiễm kéo dài và quá lâu. Bệnh tuy không gây ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh nhưng làm suy giảm chất lượng cuộc sống của họ.

Bệnh nhân bị viêm họng hạt gặp khó khăn trong giao tiếp do ngứa, vướng họng khi đang nói chuyện, vừa nói vừa phải dừng lại để khạc đờm. Vậy viêm họng tại sao lại hay tái phát, chữa trị thế nào?

Nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân thường gặp là do viêm mũi xoang mạn tính làm dịch chảy từ các xoang xuống thành sau họng khiến niêm mạc thành sau họng bị lớp chất nhầy bao phủ, không thực hiện được chức năng làm sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập làm họng viêm và bắt đầu xuất hiện hạt ở thành sau họng; viêm amidan mạn tính, dù bệnh nhân có điều trị viêm amidan bằng cách phẫu thuật thì viêm họng hạt vẫn có thể xuất hiện, thậm chí nhiều hơn do các lympho ở thành sau họng sẽ phát triển để bù đắp vào phần đã bị cắt bỏ. Ngoài ra, viêm họng hạt còn do một số nguyên nhân như làm việc trong môi trường ô nhiễm, các hóa chất độc hại, khói thuốc lá, do hội chứng trào ngược dạ dày, suy gan, rối loạn dạ dày.

Dấu hiệu nhận biết

Biểu hiện của bệnh viêm họng hạt: người bệnh chỉ có một vài triệu chứng ngứa hay vướng họng, thường hay khạc nhổ để cảm giác ngứa họng bớt đi. Đôi lúc họng thấy khô rát khó chịu nhưng không có triệu chứng sốt như những bệnh tai mũi họng thông thường khác. Bên cạnh cảm giác nuốt vướng là nuốt đau. Bệnh nhân có cảm giác nóng cay trong họng kèm theo ngứa, ho cơn. Cơn ho thường xuất hiện lúc bắt đầu đi ngủ. Nằm nghiêng bên nào thì tắc mũi ở bên đó. Tiếng nói có thể khàn nhẹ hoặc bình thường. Bệnh nhân rất hay buồn nôn và có nhiều phản xạ họng. Những bệnh nhân uống rượu, hút thuốc lá hoặc nói nhiều thì các triệu chứng trên lại tăng thêm.

Khám họng thấy niêm mạc họng đỏ, dày, ướt, có những hạt ở thành sau họng. Dịch tiết nhầy dọc theo vách họng. Có khi các cơ họng cũng quá phát. Bên cạnh mỗi trụ sau có một cái nẹp giả do niêm mạc bị quá phát. Thành sau họng có những mảng quá sản dày, bóng và đỏ. Màn hầu và lưỡi gà dày, eo họng bị hẹp.

Sau giai đoạn viêm quá phát sẽ chuyển sang thể teo, chính vì thế, càng có tuổi bệnh viêm họng hạt càng đỡ dần. Các tuyến nhầy và nang tổ chức tân xơ hóa. Hai trụ giả phía sau hai amidan mất đi. Các hạt ở thành sau họng cũng biến mất. Niêm mạc họng trở nên nhẵn, mỏng, trắng và có mạch máu nhỏ. Màn hầu và lưỡi gà mỏng đi. Eo họng doãng rộng, ít tiết nhầy và họng trở nên khô.Khám họng để  phát hiện sớm bệnh, tránh biến chứng.

Khám họng để  phát hiện sớm bệnh, tránh biến chứng.

Viêm họng hạt có dẫn đến ung thư vòm họng không?

Bệnh viêm họng hạt  và ung thư vòm họng là hai căn bệnh về đường hô hấp điển hình, tuy hai bệnh có biểu hiện và mức độ nguy hiểm khác nhau nhưng lại có rất nhiều triệu chứng trùng lặp. Chính vì vậy, với những triệu chứng ban đầu rất khó để có thể phân biệt rõ ràng viêm họng hạt với một căn bệnh có thể gây tử vong như ung thư vòm họng. Nếu người bệnh xem nhẹ và bỏ qua các triệu chứng của bệnh có thể tiến gần hơn tới nguy cơ tử vong. Về bản chất, bệnh viêm họng hạt là một bệnh lành tính, mặc dù thường gây ra tình trạng khó chịu nhưng không nguy hiểm. Trái lại, ung thư vòm họng lại là căn bệnh ác tính, tốc độ phát triển và diễn biến của bệnh nhanh và khó lường nên nó chính là mối đe dọa tới tính mạng. Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm họng hạt nếu không điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: áp-xe vòm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang. Khi tình trạng viêm họng trở nên nặng có thể gây ra viêm ngoài màng tim, viêm khớp… Nếu để tình trạng viêm họng hạt kéo dài làm cho họng sưng to, ho kéo dài, thậm chí là ho ra máu, khạc ra nhiều đờm, thường xuyên bị đau đầu dữ dội…, bệnh có thể biến chứng dẫn đến ung thư vòm họng.

Chữa trị

Việc điều trị viêm họng hạt cũng còn gặp khó khăn. Việc điều trị chỉ bằng đốt các hạt bởi hóa chất hay đốt điện thì rất khó giải quyết dứt điểm viêm họng hạt được. Lý do khó thành công bởi vì mỗi lần đốt chỉ được một số hạt to và mỗi lần đốt như vậy lại kích thích vùng niêm mạc xung quanh đó cũng như các hạt nằm trên vùng niêm mạc đó có thể phát triển nhanh hơn. Nếu chỉ đốt hạt đơn thuần mà không điều trị hiện tượng viêm nhiễm thì khó có thể khỏi bệnh được, bệnh lại tái phát và nhiều khi còn nặng hơn. Vì vậy, để điều trị viêm họng hạt có hiệu quả cao, người ta khuyên cần loại bỏ hiện tượng viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc do vi nấm gây ra. Muốn làm được điều đó rất cần xác định viêm họng hạt do vi khuẩn hay vi nấm gây ra. Để làm được điều đó thì cần nuôi cấy, phân lập được vi khuẩn hoặc vi nấm và làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp cho điều trị tiêu diệt mầm bệnh là lý tưởng nhất. Bên cạnh đó, cần khám mũi, xoang xem có bị viêm nhiễm hay không, nếu có phải điều trị kết hợp lúc đó mới hy vọng điều trị viêm họng hạt có kết quả.

̀i khuyên của thầy thuốc

Để phòng ngừa tái phát, người bệnh cần giữ sạch răng miệng, đánh răng và súc miệng kỹ sau ăn. Không hút thuốc lá, kể cả hút thụ động (hít thở phải nhiều khói thuốc do người khác hút), kiêng rượu mạnh, tránh ăn kem, uống nước đá lạnh... Luôn giữ ấm vùng cổ, tập thở sâu (phương pháp thở bụng) dài hơi, nhẹ nhàng và đều đặn. Khi bị viêm họng cấp, cần điều trị dứt điểm, không để kéo dài trở thành mạn tính.


BS. Vũ Lê Hải
Ý kiến của bạn