Hà Nội

Viêm đường tiết niệu có chữa khỏi được không?

09-05-2023 07:00 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Viêm đường tiết niệu là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới. Tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu do vi khuẩn, vì khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hay thận, sẽ sinh sôi nảy nở ở các cơ quan này, chúng có thể gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu.

Nhận biết viêm đường tiết niệuNhận biết viêm đường tiết niệu

SKĐS - Thời gian gần đây, mỗi lần đi tiểu tôi thấy buốt, muốn đi nhiều, vừa tiểu xong lại có cảm giác buồn đi nữa.

Vi khuẩn E. Coli thủ phạm gây viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý phổ biến do vi khuẩn E. Coli xâm nhập vào hệ thống tiết niệu gây ra, có thể xảy ra ở cả nam và nữ.

Con đường khiến vi khuẩn E. Coli đi từ phân trong đại tràng vào bộ phận sinh dục ngoài, gây viêm niệu đạo, bàng quang, rồi sau đó xâm nhập và lây lan lên các bộ phận trên.

Một số vi khuẩn khác cũng gây ra bệnh nhưng ít hơn, đó là vi khuẩn đường ruột ký sinh ở ruột già. Cũng có thể nguyên nhân gây bệnh là do các bệnh lý khác như sỏi tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch…

‎Ở nam giới viêm đường tiết niệu cũng chủ yếu do vi khuẩn E. Coli gây nên tình trạng viêm nhiễm. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng thường gặp là do vệ sinh kém, bị viêm quy đầu, dương vật bị chấn thương… gây nên tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.

Các nghiên cứu ghi nhận rằng nếu nam giới bị bị chấn thương ở dương vật do quan hệ tình dục quá thô bạo, hay lạm dụng thủ dâm quá mức, cũng có khả năng gây kích thích niệu đạo, dẫn đến tình trạng viêm niệu đạo.

Ở nữ giới viêm đường tiết niệu do thói quen vệ sinh từ sau ra trước, nhịn tiểu quá lâu, hoặc vệ sinh cá nhân không sạch sẽ… nên vô tình tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Hoặc do phụ nữ quan hệ tình dục không lành mạnh, không vệ sinh trước và sau quan hệ cũng có thể bị viêm nhiễm. Ngoài ra, ở thời kì sinh đẻ, hay trong thời kì kinh nguyệt, nếu nữ giới sử dụng băng vệ sinh không hợp vệ sinh… cũng có thể là nguyên nhân gây nên viêm đường tiết niệu.

Biểu hiện của viêm đường tiết niệu

Khi viêm đường tiết niệu thì có các biểu hiện điển hình như:

- Xuất hiện tình trạng tiểu buốt: Cảm giác nóng rát, đau buốt khi đi tiểu.

- Có biểu hiện đái dắt: Cảm giác mót tiểu, buộc phải đi tiểu liên tục, mỗi lần đi tiểu ra rất ít nước tiểu, có khi chỉ vài giọt.

- Có biểu hiện tiểu đục, tiểu ra máu.

Ngoài ra, có biểu hiện bí tiểu, không tiểu được, đau tức nhẹ trên xương mu, có thể có biểu hiện sốt, nhưng thường là sốt nhẹ hoặc không hề có sốt. Số ít các trường hợp còn lại sốt cao, cần lưu ý đến biến chứng viêm đài bể thận, nhiễm khuẩn huyết.

Điều quan trọng nếu không được chữa trị kịp thời có thể lây lan lên trên, gây viêm đài bể thận, áp xe bể thận, năng hơn là suy thận, nhiễm khuẩn huyết.

Ở nam giới có thể lan xuống dưới gây viêm thừng tinh, viêm tinh hoàn. Ngoài ra, người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể lây mầm bệnh cho vợ/chồng/bạn tình, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Viêm đường tiết niệu có chữa khỏi được không? - Ảnh 2.

Viêm đường tiết niệu là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới. Ảnh minh hoạ.

Cách chữa viêm đường tiết niệu

Khi mắc viêm đường tiết niệu nhiều người thường bị tái phát nên lo lắng không biết chữa trị ra sao, có khỏi được không.

Việc điều trị tùy thuộc vào từng cá nhân cụ thể, mức độ của bệnh mà các bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp.

Với nguyên tắc điều trị bằng thuốc kháng sinh, hạ sốt, giảm đau, thuốc giảm phù nề, thuốc chống viêm… và có thể cần kết hợp với các thuốc khác để hiệu quả. Vì vậy, việc dùng thuốc cho các bệnh nhân viêm đường tiết niệu cần phải được thực hiện nghiêm túc theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý dùng.

Đối với người bệnh viêm đường tiết niệu có các bệnh lý kèm theo, bác sĩ sẽ phải điều trị kết hợp cả các bệnh lý nền đó.

Trường hợp bệnh nhân viêm đường tiết niệu bị tái đi tái lại nhiều lần, không khống chế được bằng thuốc hoặc có biến chứng ở thận như thận ứ nước nhiễm khuẩn, thận ứ mủ, áp-xe thận... thì người bệnh cần áp dụng điều trị phẫu thuật dễ dẫn lưu ổ nhiễm khuẩn.

Ngoài việc dùng thuốc ra, để chữa viêm đường tiết niệu hiệu quả người bệnh cần thực hiện lời khuyên của các bác sĩ về vấn đề thay đổi thói quen sinh hoạt, trong đó lưu ý các vấn đề sau:

- Cần uống nhiều nước

Người bệnh viêm đường tiết niệu cần uống nhiều nước, ít nhất khoảng 2 đến 3 lít một ngày. Có thể là uống nước lọc, nước râu ngô, bông mã đề...

- Tuyệt đối không được nhịn đi tiểu

Nhiều người có thói quen nhịn tiểu bởi tính chất công việc (đang bán hàng, đang làm công việc may, thêu, ở ngoài ruộng… ).

Tuy nhiên, khi bị viêm đường tiết niệu nếu uống ít nước, nhịn tiểu sẽ làm cho nước tiểu bị ngưng đọng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Uống nhiều nước và đi tiểu nhiều sẽ ngăn chặn được điều này, đồng thời sẽ làm sạch được đường niệu. Dòng tiểu sẽ cuốn trôi được các mầm bệnh ra ngoài khi chúng chưa kịp sinh sôi nảy nở.

Ở những bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu nhẹ, có khi chỉ cần uống nhiều nước cũng có thể điều trị khỏi mà không cần dùng thuốc.

Viêm đường tiết niệu có chữa khỏi được không? - Ảnh 3.

Người bệnh viêm đường tiết niệu cần uống nhiều nước, ít nhất khoảng 2 đến 3 lít một ngày. Ảnh minh hoạ.

- Hạn chế quan hệ tình dục khi đang mắc viêm đường tiết niệu

Trong thời gian điều trị viêm đường tiết niệu, nên hạn chế quan hệ tình dục. Động tác giao hợp sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập ngược dòng từ ngoài qua đường niệu đạo vào bàng quang.

- Cần vệ sinh đúng cách, đặc biệt là ở phụ nữ

Việc vệ sinh sạch sẽ rất quan trọng với phái nữ và đặc biệt quan trọng trong quá trình điều trị viêm đường tiết niệu. Việc vệ sinh đúng cách sẽ phòng bệnh hiệu quả không chỉ với bệnh viêm đường tiết niệu mà còn với các bệnh viêm nhiễm khác. Ở phụ nữ, nhiều chị em quen tay thường hay lau từ sau ra trước sau khi đi đại tiện. Động tác này khiến vi khuẩn từ hậu môn đưa vào đường niệu dễ dàng hơn. Do vậy, cần thay đổi thói quen này, cụ thể khi vệ sinh cần lau từ trước ra sau.

Ở thời kỳ kinh nguyệt cần vệ sinh sạch sẽ, thay băng vệ sinh thường xuyên.

Nên dùng các dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Không được dùng xà phòng hay các chất tẩy rửa không chuyên khác để vệ sinh vùng kín. Các dung dịch này sẽ làm mất tính kiềm – toan ở nơi đây, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

Điều cần lưu ý là chúng ta không mặc các loại quần áo, đồ lót quá chật, làm bằng chất liệu khó thoát mồ hôi.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị viêm đường tiết niệu người bệnh cần ăn uống đầy đủ các chất, tăng cường luyện tập thể dục thể thao. Hạn chế hút thuốc, hạn chế uống rượu. Các biện pháp này sẽ nâng cao sức đề kháng chung của toàn cơ thể.

Đặc biệt chú trọng bổ sung vitamin C có trong ổi, cam, dâu tây, kiwi, đu đủ, súp lơ. Vitamin C có tác dụng làm tăng mức độ axít có trong nước tiểu. Giúp giảm số lượng vi khuẩn có hại hiện diện trong hệ thống đường tiết niệu.

Tóm lại: Khi viêm đường tiết niệu phải điều trị đúng phương pháp, triệt để ngay từ đầu và phòng ngừa tái diễn. Vì vậy, đừng quá lo lắng về bệnh viêm đường tiết niệu, nếu phát hiện ra những dấu hiệu nghi ngờ, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa tiết niệu để được thăm khám và điều trị kịp thời bằng biện pháp phù hợp. Trong quá trình điều trị cần tuân thủ chỉ định dùng thuốc, tái khám theo đúng hẹn của các bác sĩ.

10 bài thuốc trị viêm đường tiết niệu10 bài thuốc trị viêm đường tiết niệu

Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, tình dục không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học...

Mời độc giả xem thêm video:

Một ngày bạn nên ăn bao nhiêu hộp sữa chua để không bị tăng cân-


BS Dương Thuý Nga
Ý kiến của bạn