Ngày nay, nhờ một số kỹ thuật mới ra đời như: nội soi, X-quang, CT, MRI... nên viêm đại tràng (VĐT) không còn là vấn đề khó khăn trong chẩn đoán nữa.
Đại tràng được chia ra hai đoạn, với có chức năng tiêu hóa riêng biệt: bên phải, bên trái. Nhờ có các cơ vòng mà đoạn bên phải mà lưu giữ thức ăn lại, các nhu động và phản nhu động tạo điều kiện cho sự tái hấp thu được triệt để, còn ở đoạn xa nhờ cơ vòng có tên khoa học là Moutier mà phân được tống xuống từng đợt, gom lại xuống dần trực tràng, tạo điều kiện cho phản xạ buồn đại tiện tiếp theo.
Khi dưỡng chất từ ruột non đi vào manh tràng, 98% lượng nước được hấp thu cùng với các chất điện giải, các chất hòa tan. Một lượng lớn tinh bột và chủ yếu là cellulose chưa được tiêu hóa, nhờ các vi khuẩn ưa acid dùng men cellulaza của chúng phân hủy cellulose bằng hiện tượng lên men chuyển ra glucose để hấp thu. Khi đến đoạn bên trái, hầu như mọi thành phần của thức ăn đã được tiêu hóa, còn lại chất bã trong đó có một số sợi cơ chưa tiêu hết, mucoprotein từ thành ruột tiết ra sẽ được các vi khuẩn phân hủy gây ra hiện tượng thối rữa và cuối cùng hình thành phân để xuống đại tràng sigma, từng đợt rơi vào trực tràng để gây phản xạ buồn đại tiện.
Bên cạnh đó, đại tràng cũng là nơi phát sinh là nhiều bệnh. VĐT chức năng kéo dài dai dẳng, tái phát từng đợt rồi trở thành mãn tính, bệnh chiếm phần lớn trong các bệnh về đại tràng, phổ biến chiếm 1/5 dân số.
Về nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng, vì đại tràng là nơi hình thành và đào thải phân nên rất thuận lợi cho các vi sinh phát triển và gây bệnh như: lỵ Amip, Giardia lamblia đến trực khuẩn lao, thương hàn, tụ cầu, liên cầu, nhiễm virút Cytomegalovirus, Herpes simplex, nhiễm nấm, đặc biệt là nấm Candida. Ngoài ra, bệnh còn liên quan đến đến sinh hoạt hàng ngày: uống nhiều rượu bia thuốc lá, căng thẳng trong công việc, stress, dùng các thức ăn bảo quản không tốt, khó tiêu…
Về triệu chứng, bệnh lý đại tràng đa dạng và phức tạp, nhưng bệnh phổ biến nhất là VĐT mãn, với biểu hiện thông thường là đau bụng, đại tiện bất thường, phân không thành khuôn, kèm theo đầy hơi, trướng bụng, sôi bụng. Tùy theo các triệu chứng phối hợp với nhau mà người ta chia ra các thể bệnh sau đây: đi lỏng và đau bụng, táo bón và đau bụng, táo bón và đi lỏng xen kẽ nhau từng đợt.
Với trường hợp đi lỏng và đau bụng, người bệnh thấy đau bụng từng lúc, buồn đại tiện, đại tiện xong thì mới hết đau, mỗi ngày đại tiện 3 - 4 lần, thường vào buổi sáng lúc ngủ dậy và sau khi ăn xong, ít đi vào buổi chiều, yên ổn về đêm. Phân lần đầu có thể đặc nhưng không thành khuôn, những lần sau phân lỏng, nhầy, đa số trường hợp là phân nát, trong dân gian gọi là phân sống. Trước mỗi lần đi đại tiện, có đau bụng, thường đau dọc khung đại tràng nhưng hay ở hố chậu bên trái hoặc bên phải và sau đại tiện được thì hết đau bụng và dễ chịu. Với trường hợp táo bón và đau bụng, người bệnh bị táo bón, phân khô ít và cứng, đau bụng có thể làm cho bệnh nhân bị khó chịu, trường hợp này hay gặp thường gặp ở người lớn tuổi và nữ giới.
Với trường hợp táo bón và đi lỏng xen nhau, người bệnh nhân bị từng đợt táo bón tiếp với một đợt đi lỏng, cứ như thế nhiều tháng hay nhiều năm, không có một triệu chứng thực thể nào đặc trưng cho bệnh, diễn biến nhiều năm nhưng thể trạng bệnh nhân cũng như sinh hoạt vẫn bình thường; bụng thường đầy hơi.
Về điều trị, tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà điều trị thích hợp. Người bệnh cần được chẩn đoán chính xác bằng nội soi đại tràng, để loại trừ các bệnh cần can thiệp phẫu thuật như: polyp đại tràng hay ung thư… Sau khi đã loại trừ thì các trường hợp còn lại nhất là viem dai trang chức năng mãn tính, trước hết người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp, không dùng rượu, bia, thuốc lá, hạn chế các thức uống nhất nước uống lên men, nước chanh, nước hoa quả có thể gây đi lỏng, hạn chế cà phê và trà đặc (trà tuy không kích thích niêm mạc nhưng lại ảnh hưởng đến nhu động ruột). Tránh ăn nhiều gia vị, chua, cay, thức ăn gây táo bón, ăn nhiều rau, hoa quả thích hợp, nếu bị đi lỏng thì cũng cần giảm. Chống táo bón bằng cách ăn tăng cường chất xơ, chất nhầy như: rau mồng tơi, dền, đay, sam...; uống đủ nước cho hàng ngày. Điều chỉnh chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, tập vận động thể lực, chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết và có sự chỉ định của thầy thuốc.
Viêm đại tràng liên quan nhiều đến sinh hoạt, làm việc, bệnh có thể phòng bằng chế độ ăn hợp lý, ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, các thức ăn chế biến từ thực phẩm nhiễm bệnh, thức ăn lên men, tiết canh, rau sống chưa rửa kỹ và khử trùng. Nên rửa tay trước khi ăn, tẩy giun sán 6 tháng 1 lần, hỗ trợ thường xuyên cho hệ tiêu hóa bằng men tiêu hóa sống, tập thể dụng mỗi ngày…
BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG