Hà Nội

Viêm đại tràng nên uống thuốc gì?

11-11-2020 20:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Viêm đại tràng với những cơn đau bụng kéo dài, tình trạng rối loạn tiêu hóa thường xuyên có thể gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống của người bệnh. Tuy nhiên không phải người bệnh nào cũng chủ động đi khám và điều trị sớm.

(Ảnh minh họa)

Viêm đại tràng là căn bệnh mạn tính ở ruột già - vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ tiêu hóa phổ biến. Đây là tình trạng thuộc nhóm bệnh tự miễn, tức là bệnh phát sinh do các tế bào bạch cầu trong cơ thể chủ động tiêu diệt tế bào ở đại tràng (ruột già). Sự tấn công này có nguy cơ dẫn đến tình trạng sưng, viêm và thậm chí hình thành nên vết loét trên lớp niêm mạc đại tràng.

Triệu chứng viêm đại tràng thường gặp:

-  Nhu động ruột kém

-  Tiêu chảy kéo dài

- Đau bụng

- Đi ngoài ra máu

- Mất khẩu vị, chán ăn

- Mệt mỏi hoặc suy nhược cơ thể

Thêm vào đó, bệnh viêm đại tràng có xu hướng tái phát – thuyên giảm liên tục. Điều này có nghĩa là người bệnh sẽ cảm thấy đôi lúc những dấu hiệu như dịu đi, có khi lại trở nên tồi tệ hơn. Tình trạng này xảy ra ở mỗi người bệnh hoàn toàn khác nhau. Do đó, liệu trình điều trị cũng sẽ có điểm khác biệt ở mỗi cá nhân, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà bệnh đã phát triển đến.

Biện pháp chữa viêm đại tràng đơn giản và thông dụng nhất trong trường hợp này là dùng thuốc.

Một số loại thuốc chữa bệnh đại tràng thường được sử dụng

- Nhóm giảm đau, chống viêm, chống co thắt, điều hòa nhu động ruột

- Các loại thuốc diệt khuẩn, nấm, ký sinh trùng đường ruột

- Nhóm cầm tiêu chảy, chống loạn khuẩn

- Nhóm thuốc giảm đầy hơi, chướng bụng…

Bác sĩ có thể yêu cầu một số người bị viêm đại tràng thực hiện phẫu thuật. Trong vài trường hợp, phẫu thuật có thể là phương pháp điều trị tốt nhất, chẳng hạn như tế bào ung thư đã xuất hiện ở người bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật nếu bạn gặp biến chứng nghiêm trọng hoặc thể trạng không cải thiện sau khi dùng thuốc chữa viêm đại tràng.

Điều trị viêm đại tràng bằng phẫu thuật

- Phẫu thuật cắt bỏ kết – trực tràng và mở thông ruột hồi

- Phẫu thuật cắt toàn bộ đại tràng và tạo hình hậu môn

Người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ,  không được tự ý tăng liều nếu thấy triệu chứng chưa thuyên giảm.

Thuốc trị viêm đại tràng từ thảo dược - cần tìm đúng giải pháp lành tính, hiệu nghiệm

Bởi theo y học cổ truyền, sở dĩ đại tràng dễ bị viêm, tái phát và trở thành bệnh mạn tính là do công năng của hệ tiêu hóa bị suy yếu, mất cân bằng. Để điều trị hẳn bệnh viêm đại tràng thì cần phải điều trị cả “ngọn” và “gốc” bệnh nhằm phục hồi hoàn toàn “sức khỏe” của đại tràng. Nghĩa là bên cạnh việc tiêu viêm, khôi phục niêm mạc ruột, hết vết loét thì cần phải nâng cao và phục hồi chức năng hệ tiêu hóa.

Có rất nhiều bài thuốc Đông y điều trị bệnh viêm đại tràng hiệu quả cao như “Sâm linh bạch truật tán” và “Hương sa lục quân tử” là hai bài thuốc cổ phương đã có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi điều trị viêm đại tràng mạn tính dựa trên nguyên tắc bổ tỳ ích tràng và thanh nhiệt hóa thấp là hai bài thuốc cổ phương.

Đây là hai bài thuốc cổ phương rất nổi tiếng gồm các thành phần như mộc hương, hoàng đằng, bạch truật, bạch thược, hoài sơn... Hai bài thuốc này khi được kết hợp với nhau sẽ vừa có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, làm hết các triệu chứng như tiêu chảy, sống phân, đau bụng…, vừa giúp cân bằng nhu động ruột, phục hồi và tăng cường công năng hệ tiêu hóa.

Bài thuốc Hương sa lục quân tử (đẳng sâm, hoàng liên, cam thảo, trần bì, mộc hương, sa nhân) tứ quân tử kiện tỳ ích khí dùng làm quân; Trần bì, bán hạ hoá đàm trừ thấp; Mộc hương, sa nhân hoà vị, hành khí, chỉ thống, đều làm thần; Cam thảo điều hoà vị thuốc, bổ trung tiêu, làm sứ; Toàn phương trong kiện có tiêu, trong hành có bổ, cùng nhau kiện tỳ hoà vị, lý khí chỉ thống. "Hương sa lục quân tử thang" được coi là bài thuốc đầu bảng trong điều trị các bệnh lý về đại tràng. Bài thuốc này chuyên chữa các chứng tỳ vị, khí hư kiêm hàn thấp ở trung tiêu gây đau, ợ hơi, nôn mửa, ỉa chảy và các bệnh viêm đại tràng mạn tính, đặc biệt là viêm đại tràng co thắt.

Bài thuốc “Sâm linh bạch truật tán” là bài cổ phương có xuất xứ từ đời nhà Tống (960 - 1279) Trung Quốc (từ bài tứ quân tử thang gia giảm). Trong những năm gần đây, có một số nghiên cứu làm rõ cơ chế tác dụng của sâm linh bạch truật tán như:

- Nghiên cứu của Dương Húc Đông, Trương Kiệt, Vương Uy (2004), tác dụng và cơ chế bảo vệ đường ruột của Sâm linh bạch truật tán trên mô hình chuột Tỳ hư. Quan sát tổ chức ruột và mẫu phân Enterobacteriaceae, Enterococcus, Bifidobacterium, Bacteroides, Lactobacillus qua kính hiển vi điện tử. Kết quả cho thấy chuột Tỳ hư sau khi điều trị bằng Sâm linh bạch truật tán có tỉ lệ Enterobacteriaceae, Enterococcus, Bifidobacterium, Bacteroides, Lactobacillus dần dần trở lại bình thường, tăng độ dày cơ trơn ruột, tăng số lượng các tế bào cốc, tình trạng rối loạn vi mao ruột, ty thể trướng to cải thiện đáng kể. Tốt hơn đáng kể so với nhóm Tỳ hư phục hồi tự nhiên, không có sự khác biệt đáng kể so với nhóm điều trị probiotic. Sâm linh bạch truật tán điều chỉnh tình trạng lợi khuẩn trên mô hình chuột Tỳ hư và thúc đẩy phục hồi tổn thương mô của hệ tiêu hóa.

- Nghiên cứu của Lôi Anh, Lưu Lệ Sa, Trương Phàm, Hầu Thiến (2009), ảnh hưởng của Sâm linh bạch truật tán đến sự thay đổi các thành phần protein tế bào biểu mô ruột non trên mô hình chuột Tỳ hư. Sử dụng phần mềm Quest one phân tích sự thay đổi của protein tế bào biểu mô đường ruột trong mỗi nhóm chuột. Kết quả cho thấy Sâm linh bạch truật tán có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng ở chuột, các thành phần protein ở các tế bào biểu mô ruột phục hồi gần bình thường.

- Nghiên cứu của Nguyễn Trương Minh Thế (2015), nghiên cứu tác dụng giảm tiêu chảy của Sâm linh bạch truật tán trên mô hình thực nghiệm. Chuột được gây tiêu chảy bằng kháng sinh. Sau đó tiến hành điều trị bằng Sâm linh bạch truật tán nhằm xác định liều tác dụng, so sánh tác dụng với probiotic (chứa Bacillus subtilis và Lactobacillus acisophilus). Kết quả cho thấy chuột được điều trị bằng Sâm linh bạch truật tán khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm điều trị bằng probiotic về giảm tỷ lệ tiêu chảy, tỉ lệ chết và có khả năng phục hồi, tăng thể trọng tốt hơn.

Như vậy, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng thuốc thảo dược phối chế từ bài thuốc “Sâm linh bạch truật tán” và “Hương sa lục quân tử” để điều trị bệnh viêm đại tràng và ngăn ngừa viêm đại tràng tái phát hiệu quả cao, lành tính.

Thuốc đại tràng thảo dược được bào chế từ việc phối hợp tinh hoa của hai bài thuốc quý này dạng viên hoàn đã được các bác sĩ y học cổ truyền tin dùng trong chỉ định điều trị tình trạng rối loạn tiêu hóa sau khi uống rượu bia, viêm đại tràng cấp và mạn tính ở nhiều người bệnh. Thuốc đại tràng thảo dược có mặt trên thị trường hơn 20 năm, được cấp phép là thuốc điều trị, thuốc đã vinh dự nhận giải Ngôi Sao Thuốc Việt lần thứ nhất do Bộ Y tế trao tặng.

Tổng đài tư vấn và theo dõi điều trị viêm đại tràng miễn cước 1800 5454 35.

Đại Tràng Hoàn P/H – Ngôi sao thuốc Việt do Bộ Y tế trao tặng

Đại Tràng Hoàn P/H là thuốc thảo dược, bào chế từ hai bài thuốc “Sâm Nhung Bạch Truật” và “Hương Sa Lục Quân” hơn 20 năm uy tín trên thị trường với tác dụng đặc trị viêm đại tràng mạn tính.

Thành phần: Gói 4g gồm: Bột bạch truật 0,65g; Bột mộc hương 0,35g; Bột hoàng đằng 0,40g; Bột hoài sơn 0,42g; Bột trần bì 0,25g; Bột hoàng liên 0,54g; Bột bạch linh 0,35g; Bột sa nhân 0,35g; Bột bạch thược 0,35g; Cao đặc cam thảo 0,04g; Cao đặc đảng sâm 0,22g; Mật ong vừa đủ 4g.

Công dụng:

Chữa chứng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, kiết lỵ, viêm đại tràng cấp và mạn tính.

Cách dùng và liều dùng:

Ngày uống 3 lần, mỗi lần 01 gói. Đợt điều trị 4 – 6 tuần.

Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ có thai, người tiểu đường.

Tìm hiểu thông tin thêm về bệnh viêm đại tràn: www.viemdaitrang.com.vn

Hotline tư vấn miễn cước: 1800.54.54.35

Tác dụng không mong muốn: Chưa thấy có báo cáo.

Số giấy xác nhận 0790/2018/XNQC/QLD

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng


Ý kiến của bạn