Viêm da vì một loài bướm

22-07-2015 07:17 | Y học 360
google news

SKĐS - Viêm da do tiếp xúc với côn trùng thường bùng phát từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm.

Viêm da do tiếp xúc với côn trùng thường bùng phát từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Đây là mùa thu hoạch lúa hoặc mùa mưa làm ngập ruộng khiến bướm, côn trùng không còn chỗ trú sẽ bay vào nhà. Bệnh thường khỏi phát nhanh sau khi tiếp xúc với dị nguyên từ vài giờ đến 1 hoặc 2 ngày. Điều đáng lưu ý là tổn thương viêm da do tiếp xúc với côn trùng dễ nhầm với bệnh ngoài da khác nên tổn thương lan rộng và dẫn đến bội nhiễm.

Có nhiều loại côn trùng gây viêm da, trong bài viết này chỉ đề cập đến trường hợp viêm da do 2 loại côn trùng là bướm và kiến khoang gây ra.

Một số tổn thương da do tiếp xúc với côn trùng.

Bướm tryporyza incertulas hay còn gọi là bướm hai chấm đục thân lúa có chu kỳ phát triển mạnh vào tháng 5-6, tháng 9-10. Con cái có màu ngà trắng, trên cánh có hai chấm màu đen nhỏ. Con đực có màu hơi nâu và không có chấm. Loại bướm này thường bay thành chùm quanh đèn cao áp, đèn nhà, bám vào tường. Đây là một trong những loài côn trùng (bướm) phổ biến nhất hay gây bệnh cho người. Khi những con bướm này đập cánh, phấn của chúng bay ra gây ngứa đỏ da…

Bệnh xảy ra mang tính chất dịch tễ, cùng một lúc có nhiều người mắc bệnh, thường xảy ra vào tháng 5-6 hoặc 9-10. Những người mắc bệnh này chủ yếu sống ở rìa làng hoặc những nhà ở cánh đồng. Vị trí tổn thương chủ yếu là phần hở, hay gặp nhất ở cổ, mặt, ngực, mu bàn tay và cẳng tay. Vị trí kín thường ít gặp hơn. Biểu hiện ban đầu bệnh nhân thấy một đám đỏ da, thông thường có kích thước lớn bằng bàn tay, không có ranh giới với vùng da lành. Đám da này nhạt màu dần ở vùng xung quanh, trên đám đỏ da có các mụn nước nhỏ, không thấy các phỏng nước và vết hoại tử do miết ngón tay vào. Tổn thương mang tính chất phù nề và phần lớn bệnh nhân không phát hiện được yếu tố gây bệnh. Cảm giác chủ yếu là thấy ngứa và rát. Ít khi có nhiễm khuẩn thứ phát. Sau 2-3 ngày tổn thương mất dần và tự khỏi nếu không tiếp xúc với bướm nữa. Ở một số trường hợp thương tổn ở vị trí hở như mặt, cổ, tay, chân, đôi khi có viêm kết mạc mắt do đi đường bị ấu trùng bướm bay thẳng vào mắt, hoặc đêm ngủ ấu trùng bò lên vùng mắt.

Bác sĩ Mạnh Hùng

 

​Lời khuyên của thầy thuốc

Để phòng tránh viêm da do tiếp xúc với côn trùng, các gia đình cần tạo thói quen mắc màn trước khi ngủ, soi kỹ các góc màn để tránh côn trùng… Kiểm tra kỹ áo quần, khăn mặt, thau chậu, nước tắm trước khi sử dụng; Ở nông thôn, miền núi nhà ở cần làm cửa chống côn trùng,...

Có thể xịt các thuốc diệt côn trùng không hại vào những nơi có nguy cơ cao côn trùng sinh sống. Trồng một số loại cây như: hương nhu, bạc hà, sả... có có khả năng xua đuổi côn trùng.

Sử dụng phương tiện bảo hộ lao động cần thiết. Những người từng bị dị ứng do tiếp xúc với côn trùng cần đặc biệt tránh xa côn trùng.

Xem bài sau: Viêm da do kiến ba khoang

vào ngày 23/7/2015

 

 

 

 


Ý kiến của bạn