Viêm da tróc vảy liên quan đến hoạt động của lớp thượng bì. Lúc này, tế bào già cỗi của da sẽ bị làm bong ra và tế bào mới hình thành. Da sẽ có dấu hiệu bị khô, kèm theo đó là hiện tượng bong vảy.
Nguyên nhân mắc bệnh viêm da tróc vảy
Bệnh có thể bắt đầu với những mảng đỏ, sưng phù, lan rộng nhanh chóng, cho đến khi toàn bộ da bị tổn thương. Khởi đầu có kèm theo các triệu chứng nhiễm độc của toàn thân. Da trở nên đỏ phù, có tiết dịch, tróc vảy da rất rõ sau vài ngày, vảy da khô hoặc ướt, mịn và khô nhỏ, có khi là mảng lớn. Kết mạc mắt và niêm mạc đường hô hấp cũng bị ảnh hưởng. Nhiễm trùng thứ phát do vi trùng sinh mủ thường làm cho diễn biến bệnh nặng hơn. Da có thể bị nổi mẩn đỏ, có cảm giác ngứa râm ran hoặc đau dai dẳng.
Ngoài ra, người bị viêm da tróc vảy sẽ nhận thấy móng tay, móng chân có sự bất thường. Móng trở nên dày và thô hơn. Các dấu hiệu toàn thân sẽ bao gồm: sốt, ớn lạnh giống như bị cúm. Thường xuyên có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt…
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, nguyên nhân khác nhau nhưng bệnh cảnh lâm sàng gây ra bệnh thì giống nhau.
- Do thuốc: Xuất hiện đột ngột sau khi dùng thuốc dưới các dạng tiêm, uống, xông, hoặc bôi, bệnh nhân thấy sốt cao kèm theo rét run, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi uể oải, ngứa da. Sau 1-2 ngày bệnh đến giai đoạn toàn phát: bệnh nhân tiếp tục ngứa khắp người, ở đầu chi và mi mắt ngứa nhiều hơn, da đỏ và loang rộng khắp cơ thể. Có thể bong vảy da ở vùng da mỏng, vảy bong như vảy phấn.
- Lạm dụng thuốc bôi ngoài da: Thuốc điều trị da liễu có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó đáng chú ý là việc lạm dụng corticoid, penicillin, sulfonamid,… Đây đều là các thành phần dễ khiến cho da khô, bong tróc. Khiến cho tổn thương da lâu lành và kéo theo là dấu hiệu viêm da nghiêm trọng.
- Quá trình điều trị ung thư như: ung thư hạch, u sùi, ung thư bạch cầu… Bởi khi thực hiện hóa trị hay xạ trị thì da sẽ thường bị khô, nứt nẻ nghiêm trọng. Nếu tổn thương da không được kiểm soát sẽ dẫn đến viêm và nhiễm trùng da ở người bệnh ung thư.
- Người bị rối loạn tự miễn dịch có tỷ lệ mắc viêm da tróc vảy cao đến 40%. Do đó, nguy cơ bị bệnh sẽ rất cao ở người bị viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, vảy nến hay vảy phấn hồng.
Điều trị bệnh và hạn chế viêm da tróc vảy
Tùy theo nguyên nhân và mức độ của bệnh mà có cách điều trị thích hợp. Kết hợp cả điều trị toàn thân và điều trị tại chỗ. Với toàn thân cần truyền dịch, truyền đạm, dinh dưỡng thích hợp. Dùng vitamin C liều cao, kháng sinh và corticoid kèm theo tùy từng trường hợp.
Khi dùng thuốc điều trị tại chỗ cần lưu ý thận trọng vì trên nền da người bệnh đã bị viêm nhiễm, mất sức đề kháng nên dễ gây phản ứng, dị ứng tùy theo giai đoạn của tổn thương, cấp, bán cấp và mạn tính mà có thuốc bôi cho thích hợp.
Hiện tượng da khô, tróc vảy sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của da. Tuy nhiên, nếu bạn được chẩn đoán bị viêm da tróc vảy thì sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như bị suy hô hấp, suy tim, nhiễm trùng cơ, xương, nội tạng và cả nhiễm trùng máu… Vì vậy bệnh cần được lưu ý thực hiện như sau:
- Vệ sinh da tốt theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc.
- Không dùng thuốc bừa bãi kể cả thuốc tại chỗ và toàn thân khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Thường xuyên dưỡng ẩm cho da.
- Uống đủ nước để cân bằng độ ẩm cho da.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia, tránh hút thuốc lá.
- Không gãi, cạy các mảng da đang bị bong tróc .
- Tẩy da chết.
Xem thêm video được quan tâm
Mù mắt do đeo kính áp tròng sai cách