Kiến ba khoang có các tên như: kiến kim, kiến lác, kiến cong đít, kiến nhốt, kiến cằm cặp...), là loại côn trùng cánh cứng thường thấy ở những vùng nhiệt đới nóng ẩm. Kiến ba khoang có thân dài mảnh, khoảng 7-10 mm, có 3 đôi chân, thân có 2 vòng đỏ, 3 vòng đen, có khả năng bay và chạy rất nhanh, thích ánh đèn nhất là đèn huỳnh quang. Khi da người tiếp xúc vào chất tiết của chúng qua những vật dụng đó hoặc vô ý đập làm cho côn trùng chết trên da thì sẽ xuất hiện bệnh ngay tại vùng đó.
Biểu hiện da do côn trùng khá phức tạp. Bệnh thường xuất hiện đột ngột sau buổi sáng ngủ dậy, ở những vùng hở như: cổ, mặt, tay, chân,... cũng có thể ở những vùng da khác nhưng ít gặp hơn, thường là một thương tổn ở một hoặc hai bên, viêm đỏ giống như vết cào xước, có xu hướng tạo thành vệt dài. Người bệnh cảm thấy bỏng rát, phù nhẹ, ít ngứa, kèm theo nhiều mụn nhỏ có màu vàng nhạt giống như mụn mủ, ở những nếp gấp thì thương tổn có thể bị cả 2 bên mặt. Trên thực tế, theo thống kê hơn 80% có tổn thương ở mặt, 1/2 thân mình. 100% biểu hiện bằng vết đỏ, trên đó có mụn nước và phỏng nước ở giữa, có vùng hơi lõm gợi hình một vật gì hình tròn hoặc bầu dục áp vào. 100% bệnh nhân có cảm giác rát bỏng tại chỗ. Nếu điều trị đúng thì sau khoảng 5 đến 7 ngày tổn thương sẽ khô, toàn trạng thường không mấy thay đổi, có thể bội nhiễm hoặc lan rộng và thành dịch.
Bác sĩ Mạnh Hùng
Lời khuyên của thầy thuốc
Để phòng tránh viêm da do tiếp xúc với côn trùng, các gia đình cần tạo thói quen mắc màn trước khi ngủ, soi kỹ các góc màn để tránh côn trùng… Kiểm tra kỹ áo quần, khăn mặt, thau chậu, nước tắm trước khi sử dụng; Ở nông thôn, miền núi nhà ở cần làm cửa chống côn trùng,...
Có thể xịt các thuốc diệt côn trùng không hại vào những nơi có nguy cơ cao côn trùng sinh sống. Trồng một số loại cây như: hương nhu, bạc hà, sả... có có khả năng xua đuổi côn trùng.
Sử dụng phương tiện bảo hộ lao động cần thiết. Những người từng bị dị ứng do tiếp xúc với côn trùng cần đặc biệt tránh xa côn trùng.
Xem bài sau: Xử trí đúng viêm da do côn trùng
vào ngày 23/7/2015