Viêm đa dây thần kinh

23-07-2019 11:30 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Viêm đa dây thần kinh là bệnh lý xảy ra đồng thời trên nhiều dây thần kinh sọ não hoặc ngoại biên và là một trong những bệnh lý thần kinh phổ biến nhất. Nếu không được chẩn đoán chính xác thì việc điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn.

Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm đa dây thần kinh. Nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất là do bệnh đái tháo đường, suy giáp, tăng ure huyết do suy thận và thiếu hụt các chất dinh dưỡng (vitamin B12). Rượu và thuốc điều trị ung thư có thể gây ra bệnh thần kinh do nhiễm độc. Bệnh lý tự miễn và viêm bao gồm nhiễm Streptococcus B, nhiễm amyloid, hội chứng Sjogren, bệnh sacoit và viêm mạn tính Demyelin. Ngoài ra, người ta còn tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh từ các bệnh nhiễm trùng (HIV, bệnh Lyme). Khoảng từ 30-40% số người mắc bệnh không tìm thấy nguyên nhân (bệnh thần kinh vô căn).

Bệnh viêm đa dây thần kinh được phân loại dựa theo chức năng thần kinh (ví dụ như thần kinh cảm giác, thần kinh vận động, thần kinh tự chủ) hoặc dây thần kinh nào bị viêm và thành phần nào của dây thần kinh bị ảnh hưởng. Các cách phân loại khác dựa trên nguyên nhân hoặc kiểu di truyền. Điển hình là:

Viêm đa dây thần kinh do thiếu dinh dưỡng: Viêm đa dây thần kinh do thiếu vitamin B1, do thiếu vitamin PP, do rượu.

Viêm đa dây thần kinh do nhiễm độc: Nhiễm độc chì, nhiễm độc arsenic, nhiễm độc một số loại thuốc (INH, almitrine, metronidazole…).

Viêm đa dây thần kinh do nhiễm trùng: Bệnh bạch hầu, nhiễm HIV.

Viêm đa dây thần kinh do chuyển hóa: Ðái tháo đường, bệnh Porphyria cấp, urê máu cao, suy giáp, rối loạn globuline máu, bệnh thoái hóa tinh bột, ung thư...

Do bệnh thoái hóa di truyền: Bệnh Charcot-Marie-Tooth, bệnh Déjerine- Sotas.

Viêm đa dây thần kinhTê, đau tay là một trong những biểu hiện của viêm đa dây thần kinh.

Các triệu chứng điển hình

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bệnh có những triệu chứng khác nhau. Triệu chứng bệnh có thể bao gồm các rối loạn vận động (dây thần kinh vận động) và các giác quan (dây thần kinh cảm giác) xảy ra trên cả hai bên cơ thể. Các triệu chứng cảm giác có thể gây đau (cảm giác bỏng, lạnh, nhói) hoặc không đau (ngứa, sưng). Bệnh nhân có thể cảm thấy tê hoặc đau ở bàn chân, sau đó đến cẳng chân, ngón tay, bàn tay, và cánh tay. Ngoài ra, bàn chân và chân có thể bị teo cơ hoặc yếu dần đi. Khả năng chuyển động của mắt cũng có thể bị ảnh hưởng. Các triệu chứng có thể nặng lên khi tiếp xúc với nhiệt, hoạt động thể chất, hoặc mệt mỏi...

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Khi đã tìm được nguyên nhân gây ra bệnh, việc tập trung điều trị nguyên nhân đó có thể giúp chữa khỏi bệnh viêm đa dây thần kinh.

Làm sao điều trị?

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Khi đã tìm được nguyên nhân gây ra bệnh, việc tập trung điều trị nguyên nhân đó có thể giúp chữa khỏi bệnh viêm đa dây thần kinh.

Việc ngừng sử dụng thuốc gây ngộ độc thần kinh có thể giúp đảo ngược bệnh thần kinh nhẹ hay ngăn chặn những trường hợp bệnh trở nặng hơn.

Với các bệnh lý liên quan miễn dịch như CIDP, có thể sử dụng prednisone, immunoglobulin, hoặc lọc huyết tương (PE).

Nếu bệnh nhân không thể làm chủ trong việc phối hợp cử động tay chân, có thể cần gậy, nạng, khung tập đi hoặc xe lăn. Vệ sinh chân cẩn thận để tránh gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng.

Bệnh viêm đa dây thần kinh có nguyên nhân điều trị được và có nguyên nhân không điều trị được. Thông thường sau một đợt viêm, tùy theo nguyên nhân, dây thần kinh có thể phục hồi hoàn toàn, một phần hay không thể phục hồi. Vì đây là một bệnh khó và gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, nên dùng thuốc lâu dài và tập phục hồi chức năng để phần nào giúp bệnh thuyên giảm.

Lời khuyên thầy thuốc

Bệnh nhân có thể kiểm soát tốt bệnh viêm đa dây thần kinh nếu:

Tái khám định kỳ để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn; Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc mà không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong thời gian điều trị; Tích cực vận động cơ thể; Tham gia vào một nhóm tự giúp đỡ để được hỗ trợ...


BS Mai Dũng
Ý kiến của bạn