Viêm dạ dày có thể xuất hiện đột ngột gọi là viêm cấp hay xuất hiện từ từ trong một thời gian gọi là viêm dạ dày mạn. Trong một số trường hợp viêm dạ dày dẫn tới loét và là yếu tố tăng nguy cơ ung thư. Với phần lớn người bệnh viêm dạ dày thường không nghiêm trọng và có thể khỏi nhanh chóng khi điều trị.
1. Yếu tố nguy cơ viêm dạ dày
Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm dạ dày bao gồm:
– Yếu tố sử dụng rượu quá mức: Người ta cho rằng rượu có thể kích thích hoặc bào mòn lớp bảo vệ dẫn tới niêm mạc dễ bị tác dụng của dịch vị. Khi dùng rượu số lượng lớn sẽ gây viêm dạ dày.
– Yếu tố stress: Nếu trong cuộc sống có stress mạnh như sau phẫu thuật, chấn thương, bỏng và nhiễm trùng nặng có thể gây nên viêm dạ dày cấp.
Vi khuẩn HP có thể là một trong những nguyên nhân gây viêm dạ dày
– Yếu tố lạm dụng thuốc giảm đau: Thông thường các thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen và naproxen có thể gây viêm dạ dày cấp hoặc mãn tính. Dùng giảm đau thường xuyên hoặc uống nhiều gây giảm khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
– Yếu tố tuổi: Khi tuổi càng cao lớp bảo vệ niêm mạc sẽ mỏng hơn dẫn tới dễ viêm dạ dày hơn do khi cao tuổi dễ nhiễm vi khuẩn HP và rối loạn hệ tự miễn hơn người trẻ.
– Yếu tố bệnh lý: Viêm dạ dày có thể xuất hiện với các bệnh cảnh như HIV/AIDS, bệnh Crohn, bệnh nhiễm ký sinh trùng.
– Yếu tố nhiễm khuẩn: Mặc dù chỉ một số bệnh nhân nhiễm khuẩn Helicobacter pylori phát triển thành viêm dạ dày hoặc các rối loạn ở đường tiêu hoá, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng việc nhiễm vi khuẩn do truyền từ mẹ hoặc do lựa chọn lối sống như hút thuốc hoặc ăn kiêng.
2. Biểu hiện của viêm dạ dày cấp
Khi viêm dạ dày cấp sẽ khiến người bệnh có biểu hiện đau dữ dội vùng thượng vị. Các triệu chứng xảy ra cấp tính và hồi phục nhanh sau đó. Bệnh biểu hiện triệu chứng rầm rộ trong vòng 3 – 4 ngày đầu, sau đó dịu dần trong 1 – 2 tuần tới, cho đến 1 tháng là hầu như đã biến mất hoàn toàn.
Triệu chứng điển hình nhất là cơn đau dữ dội ở vùng thượng vị, nóng rát lan lên cổ họng.
Ngoài ra, còn có các triệu chứng như là buồn nôn, nôn ra thức ăn, dịch vàng, có thể dính máu đỏ tươi. Nếu viêm dạ dày do nhiễm siêu vi thì sốt 38 độ (sốt 39 độ thường hiếm gặp hơn).
Trên thực tế, viêm dạ dày cấp nếu không được điều trị, viêm dạ dày có thể dẫn tới biến chứng loét và chảy máu, một số trường hợp hiếm có thể gây viêm dạ dày mãn tính dẫn tới tăng nguy cơ ung thư. Đặc biệt khi xuất hiện viêm teo niêm mạc và dị sản niêm mạc dạ dày.
3. Cần làm gì để phòng ngừa viêm dạ dày cấp?
Để phòng ngừa viêm dạ dày cấp cần thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, lành mạnh. Bởi số người bị đau dạ dày do thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học chiếm tỷ lệ rất cao. Chính vì vậy, việc thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như thói quen sinh hoạt khoa học là điều vô cùng cần thiết.
Cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng vào mỗi bữa ăn, tăng cường rau xanh, các thực phẩm dễ tiêu hóa và trái cây. Khi ăn, nên nhai thật kỹ, ăn chậm và đảm bảo ăn đúng và đủ tối thiểu 3 bữa mỗi ngày.
Hạn chế tối đa việc sử dụng thức ăn nhanh, các thực phẩm có hại cho sức khỏe như đồ cay nóng. Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia hay thuốc lá trong quá trình điều trị bệnh.
Ngoài ra, thói quen sinh hoạt khoa học cũng vô cùng quan trọng. Bạn nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không thức quá khuya và dậy quá muộn. Luôn cố gắng điều hòa giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi.
Việc rèn luyện thể dục thể thao là vô cùng cần thiết giúp nâng cao sức khỏe của bản thân.
Tăng cường chế độ ăn rau xanh và các thực phẩm dễ tiêu để có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.
Để phòng ngừa viêm dạ dày cấp việc dùng thuốc điều trị cũng cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc giảm đau thông thường. Trong quá trình điều trị bệnh viêm dạ dày cấp, chỉ sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau,... có chứa các thành phần gây ảnh hưởng xấu tới dạ dày.
Đối với những người bị đau dạ dày do vi khuẩn HP gây ra cần chú ý hơn trong sinh hoạt thường ngày. Đi cùng với đó là tích cực điều trị theo phác đồ và hướng dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp ngăn chặn, ức chế sự phát triển của bệnh. Hạn chế những di chứng mà bệnh có thể gây ra như xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,...
Viêm dạ dày cấp khi kéo dài và không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, khi cảm thấy xuất hiện những triệu chứng của viêm dạ dày cấp, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp.
Mời độc giả xem thêm video:
Chế độ dinh dưỡng lý tưởng cho những ngày Tết Nguyên đán Quý Mão 2023