Viêm dạ dày bạch cầu ái toan và nguyên tắc ăn uống đặc biệt để cải thiện bệnh

SKĐS - Nếu bạn đang sống chung với bệnh viêm dạ dày tăng bạch cầu ái toan, một tình trạng gây viêm trong hệ tiêu hóa, nên ăn và tránh thực phẩm nào có thể là một thách thức. Một chế độ ăn uống đặc biệt có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh.

1. Viêm dạ dày bạch cầu ái toan là gì?

Viêm dạ dày ruột do bạch cầu ái toan là bệnh lý mới nổi và cũng từng được coi là tình trạng hiếm gặp nhưng hiện nay ngày càng phổ biến. Bệnh do sự xâm nhập bất thường bạch cầu ái toan vào niêm mạc dạ dày, ruột non, đại trực tràng gây ảnh hưởng chức năng cấu trúc của các cơ quan này.

Triệu chứng lâm sàng của viêm dạ dày bạch cầu ái toan rất dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý viêm dạ dày ruột do nguyên nhân khác. Người bệnh viêm dạ dày bạch cầu ái toan thường có các triệu chứng:

  • Đau bụng.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Nhanh no.
  • Tiêu chảy.
  • Sụt cân hoặc cổ trướng liên quan đến tăng bạch cầu ái toan ngoại vi (số lượng bạch cầu ái toan lớn hơn 500 tế bào/microL trong máu ngoại vi).
  • Có tiền sử dị ứng hay không dung nạp thực phẩm.
BS. Nguyễn Bạch Đằng
https://suckhoedoisong.vn/cac-dang-vi...
Ăn gì khi bị viêm dạ dày bạch cầu ái toan? - Ảnh 2.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác như các loại thuốc bệnh nhân đã và đang sử dụng, chế độ ăn uống có đồ sống hoặc tái, tiền sử sinh sống hoặc đi đến vùng có yếu tố dịch tễ trong thời gian gần.

Việc chẩn đoán viêm dạ dày bạch cầu ái toan được xác định thông qua sinh thiết hoặc dịch cổ chướng bạch cầu ái toan. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em nhưng thường gặp nhất trong độ tuổi 30 - 50. Khoảng một nửa số bệnh nhân có các tiền sử bệnh như: hen suyễn, dị ứng thực phẩm, bệnh chàm hoặc viêm mũi.

Mặc dù ăn theo một chế độ ăn cụ thể sẽ không chữa khỏi bệnh viêm dạ dày tăng bạch cầu ái toan, nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng và cải thiện sức khỏe cũng như tăng chất lượng sống cho người bệnh.

2. Một số thực phẩm có thể gây dị ứng

Có mối liên hệ chặt chẽ giữa dị ứng thức ăn và viêm dạ dày tăng bạch cầu ái toan. Một số loại thực phẩm thường có liên quan đến dị ứng là:

  • Bơ sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Trứng
  • Các loại hạt.
  • Đậu nành.
  • Hải sản/động vật có vỏ.
  • Lúa mì.

Vì vậy, một chế độ ăn kiêng loại bỏ những thực phẩm này, được gọi là chế độ ăn kiêng loại bỏ nhiều thức ăn (MFED), có thể hiệu quả trong việc giảm các triệu chứng của người bệnh.

Một số nghiên cứu cho thấy, viêm dạ dày tăng bạch cầu ái toan rất phản ứng với những hạn chế về chế độ ăn uống, đặc biệt là ở trẻ em. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng MFED là một phương pháp điều trị hiệu quả cho những người bị viêm dạ dày bạch cầu ái toan.

Những bệnh nhân theo chế độ ăn kiêng loại bỏ nhiều thức ăn đã thấy các triệu chứng được cải thiện và giảm mức độ bạch cầu ái toan, là tế bào bạch cầu chống lại bệnh tật, với số lượng lớn, có thể gây viêm và tổn thương dạ dày.

3. Tuân thủ chế độ ăn giúp cải thiện tình trạng bệnh

Một chế độ ăn kiêng thường bao gồm bốn bước diễn ra trong khoảng thời gian từ 4 - 6 tuần. Tuy nhiên, khi áp dụng cần có sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.

Ăn gì khi bị viêm dạ dày bạch cầu ái toan? - Ảnh 4.

Xét nghiệm máu ngoại vi giúp phát hiện và chẩn đoán sớm viêm dạ dày bạch cầu ái toan.

3.1 Lập kế hoạch ăn kiêng cho người bệnh viêm dạ dày bạch cầu ái toan

Giai đoạn lập kế hoạch nên bao gồm các bước sau:

  • Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng giúp người bệnh viêm dạ dày bạch cầu ái toan xác định loại thực phẩm nào có thể gây ra các triệu chứng hoặc kích hoạt các cơn bùng phát (thời điểm khi các triệu chứng trầm trọng hơn).
  • Lên kế hoạch cho một ngày để bắt đầu chế độ ăn kiêng.
  • Chuẩn bị trước để người bệnh sẵn sàng bắt đầu vào ngày bắt đầu thực hiện.
  • Chuẩn bị những thực phẩm cần thiết.
  • Lên kế hoạch trước bữa ăn để xác định sẽ ăn gì.

3.2 Loại bỏ các thực phẩm gây kích thích, dị ứng

Thực hiện theo chế độ ăn kiêng trong 2 đến 4 tuần và tránh tất cả các loại thực phẩm không tuân thủ. Bao gồm: sữa, đậu nành, trứng, lúa mì, đậu phộng/các loại hạt và động vật có vỏ, cá.

Đọc kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm đóng gói sẵn để đảm bảo bạn tránh được các loại thực phẩm gây kích thích.

Khi bắt đầu giai đoạn này, người bệnh có thể nhận thấy rằng các triệu chứng tồi tệ hơn trước khi chúng bắt đầu được cải thiện. Nếu các triệu chứng xấu đi trong 1 -2 ngày, hãy đi khám tại cơ sở y tế và có sự tư vấn của bác sĩ.

Ăn gì khi bị viêm dạ dày bạch cầu ái toan? - Ảnh 5.

Trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa dễ gây dị ứng.

3.3 Thử thách

Nếu các triệu chứng được cải thiện trong giai đoạn loại bỏ, người bệnh có thể bắt đầu "thử thách" cơ thể bằng cách đưa thực phẩm vào chế độ ăn uống, mỗi lần một loại.

Vào ngày bắt đầu ăn một loại thực phẩm đã loại bỏ, hãy bắt đầu với một lượng nhỏ. Nếu không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào, có thể tăng lượng ăn lên.

Ghi chép lại các loại thực phẩm đã ăn và bất kỳ triệu chứng nào có thể xảy ra như trào ngược axit, ợ chua, đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc khó nuốt.

Nếu một loại thực phẩm đã đưa vào chế độ ăn uống và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào thì có thể thêm lại vào chế độ ăn uống. Bạn có thể thử lại thức ăn mới ba ngày một lần, nhưng không thêm hai hoặc nhiều thức ăn đã loại bỏ cùng một lúc.

3.4 Tạo chế độ ăn kiêng dài hạn

Sau khi hoàn thành thử thách, người bệnh sẽ biết được loại thức ăn nào có thể dung nạp và loại thức ăn nào cần tránh lâu dài. Làm việc với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để phát triển một kế hoạch ăn kiêng dài hạn.

Cố gắng điều chỉnh và ăn những thức ăn mà cơ thể có thể xử lý được. Nếu thêm một số loại thực phẩm vào chế độ ăn uống mà cơ thể không thể dung nạp được, có thể bị tái phát các triệu chứng.

ThS.BS Nguyễn Ngọc Đan - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
https://suckhoedoisong.vn/viem-loet-d...

4. Thời gian đề xuất

Khi tuân theo MFED, người bệnh viêm dạ dày ái toan có thể ăn theo lịch trình phù hợp với thời gian và lối sống. Đảm bảo ăn đủ ba bữa/ngày, với những bữa ăn nhẹ lành mạnh nếu cảm thấy đói.

Khi giới thiệu lại các loại thực phẩm trong giai đoạn thử thách, cần đợi ba ngày trước khi thêm một loại khác vào chế độ ăn. Điều này giúp có đủ thời gian để theo dõi và chờ đợi bất kỳ triệu chứng nào có thể do thực phẩm cụ thể đó gây ra.

MFED thường kéo dài từ 4 - 6 tuần. Điều này cung cấp đủ thời gian để loại bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm không tuân thủ và từ từ giới thiệu lại từng loại thực phẩm để xác định xem loại thực phẩm nào đang góp phần gây ra các triệu chứng của bạn.

5. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh viêm dạ dày bạch cầu ái toan

Nếu bạn đã quen với việc nấu nướng và ăn một số loại thực phẩm mà bây giờ cần phải tránh, thì việc tuân theo một chế độ ăn kiêng có thể là một thách thức. Hãy nhớ rằng chế độ ăn kiêng loại bỏ là một thử nghiệm ngắn hạn hơn là một cam kết lâu dài.

Khi loại bỏ một số thực phẩm nhất định, hãy đảm bảo thay thế các chất dinh dưỡng trong những thực phẩm đó bằng một nguồn thay thế. Ví dụ, nếu không dung nạp sữa, hãy đảm bảo rằng bạn nhận được nhiều canxi từ các nguồn khác, chẳng hạn như các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn và rau diếp lá sẫm màu.

Tuân theo MFED đi kèm với các hạn chế về chế độ ăn uống, khi bạn bắt đầu tránh một số loại thực phẩm và từ từ bổ sung chúng trở lại chế độ ăn uống của mình. Trong khi thực hiện quá trình này, hãy cố gắng ăn nhiều thực phẩm tươi sống nhất có thể.

Cùng với việc tránh các chất gây dị ứng thực phẩm thông thường, hãy cố gắng giảm lượng thức ăn chế biến sẵn, rượu và đồ uống có đường. Điều này sẽ giúp tăng cường mức năng lượng, tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm viêm trong cơ thể.

Một số người bị viêm dạ dày tăng bạch cầu ái toan có thể thử các chế độ ăn kiêng khác để giảm các triệu chứng và khuyến khích bệnh thuyên giảm dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.

Thực hiện theo một chế độ ăn kiêng không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng đó là một thách thức tạm thời có thể có lợi ích lâu dài cho sức khỏe. Có thể khó ngừng ăn những món yêu thích, nhưng có một thái độ tích cực có thể giúp bạn vượt qua. Luôn nhớ, người bệnh cần có sự tư vấn của bác sĩ hoặc một chuyên gia dinh dưỡng trước khi bắt đầu chế độ ăn kiêng, không tự ý áp dụng phương pháp nào.

5 nguyên tắc ăn uống dành cho người bị viêm loét dạ dày5 nguyên tắc ăn uống dành cho người bị viêm loét dạ dày

SKĐS - Xây dựng chế độ ăn hợp lý chính là một trong những biện pháp làm dịu cơn đau hiệu quả nhất cho người bị viêm loét dạ dày.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Tăng sức khỏe cho F0 tại nhà.


Hoàng Yến
Ý kiến của bạn