Viêm da cơ địa dùng thuốc gì để giảm ngứa?

10-10-2023 10:51 | An toàn dùng thuốc
google news

SKĐS – Viêm da cơ địa khiến da của người bệnh khô, ngứa ngáy, mẩn đỏ, khó chịu… Để giảm ngứa các bác sĩ có thể kê đơn dùng thuốc kháng histamin H1...

Viêm da cơ địa - Bác sĩ chỉ cách dùng thuốc an toànViêm da cơ địa - Bác sĩ chỉ cách dùng thuốc an toàn

SKĐS - Hiện tại, thời tiết nước ta đang trong thời kỳ giao mùa từ nắng nóng sang mưa ẩm. Đây là yếu tố thuận lợi cho các bệnh dị ứng phát triển, trong đó có viêm da cơ địa.

1. Thuốc kháng histamin H1 giúp giảm ngứa ở người viêm da cơ địa thế nào?

Viêm da cơ địa là dạng tổn thương do phản ứng dị ứng của cơ thể, là bệnh viêm da tái phát mạn tính gây ngứa, tổn thương da cho người bệnh.

Viêm da cơ địa thường gặp ở trẻ nhưng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Bệnh thường có triệu chứng đặc trưng: Các đám ban đỏ hình tròn, bong trợt da, trên bề mặt có các mụn nước, vảy, phù nề xung quanh.

Ở giai đoạn cấp, viêm da cơ địa khiến người bệnh rất ngứa, đặt biệt là ban đêm (gây mất ngủ), trầy xước da, nhiễm trùng do gãi nhiều. Ở giai đoạn mạn tính, người bệnh thường nổi các đám sần đỏ, dày sừng, bong vảy, màu sắc da thay đổi… Các tổn thương thường ở mặt, da đầu, nếp gấp các chi, bàn tay, mu bàn chân…

Viêm da cơ địa dùng thuốc gì để giảm ngứa? - Ảnh 2.

Viêm da cơ địa khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu.

Thuốc kháng histamin H1 hoạt động bằng cách ức chế giải phóng histamin, chất gây ra phản ứng dị ứng. Do đó, thuốc thường được chỉ định điều trị viêm da cơ địa giai đoạn cấp tính và mạn tính.

Thuốc kháng histamin H1 được chia thành thế hệ 1 và thế hệ 2. Hiện nay, trong điều trị bệnh viêm da cơ địa, các thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2 thường được ưu tiên chỉ định. Các thuốc này có nguy cơ buồn ngủ thấp hơn, ít gây an thần hơn...

2. Các thuốc kháng histamin H1 dùng trong viêm da cơ địa

- Loratadin: Thuốc loratadin hiệu quả trong việc giảm ngứa, mày đay do viêm da cơ địa. Lưu ý, trong thời gian dùng thuốc người bệnh có thể bị khô miệng (đặc biệt là người già), tăng nguy cơ sâu răng, do đó cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Cần thận trọng khi dùng loratadin cho bệnh nhân suy gan, phụ nữ đang cho con bú…

Viêm da cơ địa dùng thuốc gì để giảm ngứa? - Ảnh 3.

Sử dụng các thuốc kháng histamin trong viêm da cơ địa cần tuân thủ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.

- Fexofenadin: Đây cũng là thuốc được dùng để giảm ngứa do viêm da cơ địa. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ cần lưu ý như: Đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó tiêu, khô miệng...

Mặc dù fexofenadin ít gây buồn ngủ, tuy nhiên vẫn cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc. Ngoài ra cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận, trẻ dưới 6 tháng tuổi.

- Cetirizin: Thuốc được chỉ định trong điều trị viêm da cơ địa để giảm các triệu chứng ngứa. Tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc này là gây ngủ gà. Ngoài ra, cetirizin còn gây mệt mỏi, khô miệng, viêm họng, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn... Với những bệnh nhân suy gan, suy thận cần phải điều chỉnh liều cho phù hợp. Cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc do thuốc gây buồn ngủ.

3. Lưu ý khi dùng thuốc kháng histamin giảm ngứa

- Các thuốc kháng histamin gây tác dụng phụ ức chế thần kinh trung ương do đó, cần thận trọng khi lái xe, làm việc trên cao hoặc vận hành máy móc.

- Không uống rượu khi đang dùng thuốc, vì có thể làm tăng các tác dụng phụ.

- Tránh dùng thuốc kéo dài, ngừng dùng thuốc khi các triệu chứng giảm, để tránh tình trạng lệ thuộc thuốc, nhất là trẻ em, vì thuốc có thể gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến trí tuệ.

Để dùng thuốc an toàn, người bệnh cần thực hiện:


- Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

- Cần tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.

- Tuyệt đối không tăng, giảm hoặc ngừng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

- Cần báo ngay cho bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường trong khi dùng thuốc.

- Để thuốc xa tầm tay của trẻ. Bỏ thuốc nếu không dùng hết vỉ thuốc.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Stress nặng có thể gây suy giảm khả năng nhận thức.


DS. Phạm Quỳnh Như
Bệnh viện Trung ương Huế
Ý kiến của bạn