Nguyên nhân gây viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một bệnh mạn tính, dễ tái đi tái lại. Hiện nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được tìm ra rõ nhưng nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng viêm da cơ địa có thể do yếu tố di truyền, gia đình. Những người mắc bệnh tự miễn, người mắc dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng dễ mắc căn bệnh này. Có khoảng 60% người bị viêm da cơ địa có con cũng mắc bệnh, nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con cái mắc phải bệnh này.
Hình ảnh tổn thương viêm da cơ địa
Điều đặc biệt, các yếu tố thay đổi thời tiết, thời gian giao mùa…là nguyên nhân khởi phát hoặc làm cho bệnh nặng lên. Thay đổi thời tiết bất thường từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng đột ngột, thời tiết quá khô, nhiều gió hay quá lạnh… cũng dễ làm bệnh bùng phát.
Ô nhiễm môi trường cũng là nguyên nhân dễ mắc căn bệnh này, theo các nhà nghiên cứu môi trường công việc nếu phải tiếp xúc thường xuyên với chất tẩy rửa, hóa chất hoặc bụi vải… hoặc hói bụi, nhiễm bẩn nguồn nước cũng sẽ dễ khiến mắc viêm da cơ địa.
Các yếu tố dị ứng thực phẩm như nếu ăn một số loại thực phẩm dễ bị dị ứng như sữa, cá, trứng, đậu nành hay lúa mì...cũng là một trong yếu tố nguyên nhân gây căn bệnh viêm da dị ứng. Ngoài ra các yếu tố vệ sinh kém, căng thẳng, stress, cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu,... là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi đó cũng có thể gây viêm da cơ địa.
Tiếp xúc thường xuyên với chất tẩy rửa, hóa chất cũng là yếu tô gây viêm da cơ địa
Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da nên thường tiến triển thành từng đợt và có triệu chứng rất đa dạng. Ở đợt cấp tính, bệnh thường gặp một số biểu hiện chính sau đây:
Người bệnh thường có biểu hiện ngứa ngáy, nỏi ban đỏ và mụn nước trên da. Các biểu hiện này thường thấy ở những vùng da dễ bị ảnh hưởng là vùng cổ, ngực, da mặt, mặt sau đầu gối, mặt trước khuỷu tay,... gây mất thẩm mỹ khiến cho người bệnh e ngại khi phải giao tiếp.
Người bệnh viêm da cơ địa gãi nhiều khiến vùng da bị tổn thương nứt rách sau đó tạo thành các vảy gây đau đớn, khó chịu. Ngoài ra, các biểu hiện khác của viêm da cơ địa là viêm da lòng bàn tay, bàn chân. Theo nghiên cứu khoảng 20-80% người bệnh có biểu hiện đầu tiên của viêm da cơ địa ở người lớn viêm da ở lòng bàn tay bàn chân. Tiếp theo là các biểu hiện viêm da quanh mi mắt, chàm ở vú, viêm môi bong vảy.
Viêm da cơ địa khiến người bệnh ngứa ngáy, gãi nhiều gây đau đớn.
Điều trị viêm da cơ địa dị ứng
Trước hết, việc điều trị viêm da cơ địa phụ thuộc vào mức độ cơ địa của từng bệnh nhân cụ thể mà các bác sĩ chỉ định cho phù hợp. Có thể các bác sĩ sẽ sử dụng các thuốc bôi, thuốc uống chống ngứa. Đối với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể kê thuốc corticosteroid đường uống. Tuy nhiên, những loại thuốc này tuy hiệu quả nhưng không thể sử dụng lâu dài vì các tác dụng phụ nghiêm trọng vì vậy việc các bác sĩ chỉ định rất cân nhắc.
Đối với người bệnh ngoài việc tuân thủ chỉ định dùng thuốc, thì cũng cần tuân thủ theo nguyên tắc như: không được làm tổn thương da. Thay vì dùng móng tay gãi, người bệnh hãy dùng đầu ngón tay ấn vào chỗ ngứa để cảm thấy bớt khó chịu hơn. Người bệnh còn có thể cắt móng tay hay dùng bao tay vào ban đêm để tránh làm da bị tổn thương khi vô tình gãi.
Do da ngứa, khô nên người bệnh cần dùng kem dưỡng ẩm có tác dụng chống khô da và tránh ngứa, hạn chế tái phát. Việc dùng kem dưỡng ẩm cần kiên trì, dùng hàng ngày và dùng lâu dài sau khi triệu chứng đã được cải thiện.
Để giảm kích ứng cho da người bệnh cần tránh những bộ quần áo chật và cứng mà hãy chọn những quần áo thoáng thấm mồ hôi và mềm mại.
Căng thẳng và lo lắng stress, những rối loạn tâm lý khác có thể khiến chứng viêm da cơ địa nặng thêm. Vì vậy người bệnh cần cải thiện sức khỏe tâm lý của mình để bớt tình trạng ngứa da.
Ngoài ra, để giảm tình trạng đỏ và ngứa da các thực phẩm cho người viêm da cơ địa cũng được chú ý. Người bệnh nên chọn thực phẩm kháng viêm để bổ sung vào thực đơn, các thực phẩm là: Cá, đồ lên men, trái cây, rau xanh giầu vitamin. Tránh các thực phẩm có thể làm tăng các biểu hiện viêm da cơ địa như: Trứng, đậu nành, cà chua, một số loại hạt, trái cây họ cam quýt, các sản phẩm từ sữa, các gia vị như đinh hương và quế, trà đen, thịt đóng hộp, chocolate,...
Video mà bạn quan tâm
Những bài tập thể dục buổi sáng giúp bạn tăng cường sức khỏe