Viêm củng mạc - Cách tiếp cận điều trị mới

TS.BS Hoàng Cương

TS.BS Hoàng Cương

29-09-2021 11:33 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS- Viêm củng mạc là tình trạng viêm nặng, đe dọa đến thị lực, thường gây ra những thách thức đáng kể trong chẩn đoán và điều trị đối với các bác sĩ nhãn khoa.

Viêm củng mạc vốn không xa lạ với bác sĩ mắt nhưng lại không thân thuộc bởi nó là một trong những căn nguyên hiếm, có thể gây tử vong cho người bệnh.

Viêm củng mạc có triệu chứng chủ yếu là đau nhức, đau nhiều, sâu và ít đáp ứng với thuốc giảm đau. 

Tính chất đau không điển hình, các triệu chứng khác đa dạng và khá kín đáo, khiến cho việc chẩn đoán và điều trị thường muộn và không tương thích. 

Tỷ lệ mù lòa không cao nhưng biến chứng và tiên lượng toàn thân là đáng lo ngại. 

Cũng dễ hiểu vì viêm củng mạc thường đi kèm với các nguyên nhân toàn thân, đặc biệt là các bệnh hệ thống và rối loạn miễn dịch, điều trị khó khăn, tiên lượng chức năng và sinh mệnh khá bấp bênh.

Điều trị viêm củng mạc- Cách tiếp cận mới - Ảnh 2.

Viêm củng mạc là một trong những căn nguyên hiếm, có thể gây tử vong cho người bệnh

Ứng dụng điều trị đa mô thức sẽ là cách tiếp cận mới để tăng hiệu quả, giảm biến chứng, tránh tái phát, duy trì được thị lực hữu hiệu cho bệnh nhân.

Corticosteroid điều trị viêm củng mạc

Corticosteroid tại chỗ và thuốc chống viêm không steroid đường uống được nhiều tác giả coi là liệu pháp điều trị đầu tay cho bệnh viêm củng mạc không do nhiễm trùng. 

Tiêm dưới kết mạc chứa corticosteroid đã được sử dụng cho những bệnh nhân bị viêm củng mạc trước không nhiễm trùng, không có hoại tử với tác dụng giải quyết nhanh chóng tình trạng viêm ở phần lớn bệnh nhân và ít tác dụng phụ. 

Liệu pháp corticosteroid đường tĩnh mạch, liều cao ngắt quãng được thực hiện trong các trường hợp cấp cứu đe dọa thị lực, viêm củng mạc hoại tử và viêm củng mạc sau, khi cần kiểm soát nhanh tình trạng viêm và đã loại trừ nhiễm trùng.

Thuốc ức chế miễn dịch điều trị viêm củng mạc

Đây được xem là một bổ sung hữu ích trong việc kiểm soát viêm củng mạc.

Việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch tại chỗ, cụ thể là Ciclosporin tại chỗ và Tacrolimus tại chỗ, đã được nhiều tác giả báo cáo với các kết quả khác nhau. 

Methotrexate là phương pháp điều trị được lựa chọn đầu tiên nhiều nhất trước khi cân bằng các yếu tố chi phí / bảo hiểm. 

Sự thuận tiện của liều lượng hàng tuần và tính linh hoạt của liều lượng tùy thuộc vào đáp ứng lâm sàng và sự dung nạp của bệnh nhân là những lý do chính làm tăng việc sử dụng Methotrexate trong điều trị viêm củng mạc. Mycophenolate mofetil đạt được hiệu quả tiết kiệm corticosteroid nhanh hơn so với Methotrexate, điều này làm giảm nguy cơ tác dụng phụ liên quan đến corticosteroid. 

Cyclophosphamide là một liệu pháp được thiết lập trên những bệnh nhân bị viêm mạch hệ thống và ở những bệnh nhân có viêm củng mạc liên quan đến các bệnh toàn thân.

Chế phẩm sinh học điều trị viêm củng mạc

Chế phẩm sinh học hướng tới mục tiêu có chọn lọc, các chất trung gian miễn dịch của đợt viêm đã trở thành liệu pháp rất hữu ích để điều trị viêm màng bồ đào và viêm củng mạc không do nhiễm trùng. 

Rituximab là một kháng thể đơn dòng hợp thể chống lại CD-20, một kháng nguyên bề mặt tế bào B đã được sử dụng thành công để điều trị viêm củng mạc. Rituximab được truyền tĩnh mạch với 2 liều cách nhau từ 6 đến 8 tuần.

Tóm lại, viêm củng mạc là tình trạng viêm nặng, đe dọa đến thị lực, thường gây ra những thách thức đáng kể trong chẩn đoán và điều trị đối với các bác sĩ nhãn khoa. 

Nếu không được điều trị nhanh chóng và hiệu quả, tình trạng viêm có thể lan sang các cấu trúc lân cận và có thể phá hủy dần dần, dẫn đến giảm thị lực

Việc quản lý viêm củng mạc thường đòi hỏi một phương pháp tiếp cận đa mô thức. Bệnh nhân bị viêm không do nhiễm trùng nên được sàng lọc cẩn thận để tìm bệnh thấp khớp toàn thân tiềm ẩn hoặc các bệnh toàn thân khác có liên quan. Các chế phẩm nhân sinh học ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong điều trị viêm củng mạc, không đáp ứng với các liệu pháp thông thường.

Xem video được quan tâm:

Hướng dẫn F0, F1 cách tập thở và vận động tại nhà




TS. BS. Hoàng Cương (Bệnh viện Mắt Trung ương)
Ý kiến của bạn