Đặng Vũ Năng (Hưng Yên)
Nguyên nhân gây viêm cầu thận có nhiều: thường gặp sau khi viêm họng do liên cầu khuẩn không được điều trị đúng hoặc do nhiễm khuẩn da, cụm nhọt chốc lở, do quá mẫn với một số thuốc, bệnh tự miễn lupus ban đỏ hệ thống, bệnh lí thận IgA…
Giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh có thể thấy đau vùng thắt lưng hai bên, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đau bụng, buồn nôn. Sang giai đoạn toàn phát thì xuất hiện p,hù, lúc đầu phù nhẹ ở mặt, sau đó phù toàn thân, phù trắng, mềm ấn lõm.
Điều đáng lưu ý là phù trong viêm cầu thận cấp phụ thuộc chế độ ăn uống, ăn mặn thì phù tăng, ăn nhạt thì phù giảm. Viêm cầu thận cấp nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể khỏi hoàn toàn, tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng.
Biến chứng nguy hiểm nhất trong giai đoạn viêm cầu thận cấp là suy thận cấp, suy tim hoặc suy tim gây phù phổi cấp. Theo thư bạn thì bệnh của bé đã đỡ và đang tiến triển tốt, vì vậy, bạn hãy yên tâm điều trị cho cháu theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, sau khi đã được điều trị khỏi thì bé có thể ăn uống bình thường không phải kiêng muối nữa và theo định kỳ nên tái khám để kiểm tra các chức năng thận.