Đây được gọi là dây chuyền lạnh.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNICEF), vắc xin phải được bảo quản liên tục trong một khoảng nhiệt độ giới hạn - từ khi được sản xuất cho đến khi được sử dụng cho tiêm chủng.
Lý do là vì nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho vắc xin mất hiệu lực (khả năng bảo vệ chống lại bệnh tật). Một khi vắc-xin mất hiệu lực, nó không thể sử dụng lại hoặc phục hồi được.
Vào đúng thời điểm lịch sử này, UNICEF sử dụng tất cả năng lực để đảm bảo và cung ứng vắc xin COVID-19.
Khi một vắc xin an toàn và hiệu quả được WHO phê duyệt, UNICEF sẽ bắt đầu hoạt động vận chuyển vắc xin từ nhà sản xuất đến các quốc gia. 2 tỷ liều ban đầu nhằm mục đích bảo vệ nhân viên y tế tuyến đầu và nhân viên xã hội, cũng như những người có nguy cơ cao và dễ bị tổn thương.
Hoạt động cung ứng và thu mua vắc xin lớn nhất từ trước đến nay đang được tiến hành - và UNICEF thay mặt Cơ chế COVAX Toàn cầu đảm nhiệm hoạt động này. UNICEF cho biết đang nỗ lực để đảm bảo tất cả các quốc gia tham gia Cơ chế (hiện là 190) đều có quyền tiếp cận công bằng với 2 tỷ liều vắc xin COVID-19 vào cuối năm 2021.
Khóa học Tập huấn cho nhân viên y tế về tiêm vắc xin phòng COVID-19 cung cấp thông tin chung về COVID-19 và thông tin cụ thể về công tác bảo quản, vận chuyển và tiêm vắc xin, việc ghi chép và theo dõi bao gồm cả các sự cố sau tiêm chủng (AEFI), và truyền thông (sự chấp nhận và nhu cầu) thông qua một loạt các bài giảng bằng video ngắn và bộ câu hỏi kiểm tra kiến thức của học viên.
Khóa học này chủ yếu dành cho cán bộ y tế tuyến đầu, những người sẽ trở thành nhân viên tiêm chủng và cũng là đối tượng được tiêm đầu tiên.
Khóa học được xây dựng trên cơ sở phối hợp với UNICEF, có 6 học phần, bao gồm các bài giảng bằng video, bảng câu hỏi đánh giá, công cụ hỗ trợ công việc, bài tập tương tác và các bài trình bày có thể tải xuống dựa trên các thông tin hiện có.