Gia tăng trẻ mắc bệnh tay chân miệng, Đắk Lắk có một trường hợp tử vong
Báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) về tình hình bệnh tay chân miệng trên địa bàn Thành phố cho thấy, bệnh lý này đang có chiều hướng tăng mạnh. Cụ thể tính đến hết tuần 11, toàn thành phố có hơn 2.500 trường hợp tay chân miệng, tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Tương tự, trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, chỉ trong ba tháng đầu năm 2021, trên địa bàn toàn tỉnh đã ghi nhận 250 trường hợp trẻ mắc bệnh tay-chân-miệng; trong đó nhiều trường hợp trẻ mắc tay-chân-miệng độ nặng và đã có một trường hợp tử vong. Các bệnh nhân mắc bệnh tay-chân-miệng tập trung nhiều ở TP Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và các huyện Buôn Đôn, huyện Cư M’gar, Krông Pắk....
Tay chân miệng là bệnh gì, làm sao nhận diện?
Bệnh tay chân miệng là một bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, xuất hiện theo chu kỳ hàng năm, tức là mỗi năm cứ đến một thời điểm nào đó thì số lượng trẻ mắc bệnh tay chân miệng sẽ tăng lên.
Đây là một bệnh nhiễm trùng lây lan cấp tính do một loại siêu vi, mà siêu vi đó xuất phát từ đường ruột lây qua đường ăn uống (dịch tiết nước bọt của trẻ), với biểu hiện bên ngoài là những sang thương như: nổi hồng ban nhỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc là những vết loét ở miệng. Kèm theo đó trẻ có thể bị sốt nhẹ, thậm chí sốt cao.
Trẻ có thể đang ngủ giật mình, đừng lơ là nghĩ con khó chịu.
BS CKI Nguyễn Cát Phương Vũ, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết; Bệnh tay chân miệng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều tổn thương nghiêm trọng trên hệ thần kinh của trẻ, chẳng hạn như: viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim,....đặc biệt là có thể lây lan cho cộng đồng.
Chính vì thế, việc nhận diện những dấu hiệu cũng như các giai đoạn bệnh tay chân miệng ở trẻ là một yếu tố quan trọng góp phần làm giảm thiểu nguy cơ trẻ có diễn tiến nặng gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bé.
Ở giai đoạn toàn phát trẻ bắt đầu phát ban ở bàn chân
Theo các chuyên gia, các dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc bệnh tay chân miệng là tự nhiên bỏ ăn, chảy nước miếng, trẻ khóc, nói đau miệng. Trẻ sốt 1, 2 ngày sau hết sốt nỗi mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân mông, gối, lở trong miệng... khi có dấu hiệu nghi ngờ này cần cho trẻ đi khám xem có phải trẻ mắc bệnh không.
BS Vũ cho biết, trong khi sốt cần theo dõi sát sao trẻ nếu trẻ có biểu hiện sốt từ 39 độ hơn, uống thuốc khó hạ, nôn hoặc giật mình chới với { lúc thiu thiu ngủ, nảy người, giật mình lăn qua lăn lại khi ngủ sâu...} là không phải... vì đây là những dấu hiệu trở nặng cần đưa trẻ đi cấp cứu, BS Vũ nói.
Xem thêm: Bé trai mắc tay chân miệng độ 4, tổn thương não nặng thoát chết
Báo động đỏ về bệnh tay - chân - miệng của trẻ
Bệnh tay chân miệng gia tăng ở Đồng Nai, 6 quy tắc phòng bệnh cần nhớ
Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn, cụ thể như:
- Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày.
- Giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy gồm: Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C). Đau họng. Tổn thương, đau rát ở răng và miệng. Chảy nước bọt nhiều. Biếng ăn. Tiêu chảy vài lần trong ngày.
- Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như: Trẻ bị phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông. Các bóng nước có đường kính 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.
Loét miệng: ở niêm mạc má, lợi và lưỡi của trẻ xuất hiện các bóng nước có đường kính 2 – 3mm, dễ vỡ. Khi vỡ tạo thành các vết loét khiến trẻ đau khi ăn, quấy khóc. Trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất hiện các mụn lở, rộp da.
Dấu hiệu toàn thân: rối loạn tri giác, mê sảng, co giật,
· Ngoài các triệu chứng điển hình trên, tùy vào từng cơ địa, bệnh tay chân miệng còn xuất hiện thêm các biểu hiện như: Bóng nước rất ít xen kẽ với hồng ban hoặc chỉ xuất hiện hồng ban. Một số trường hợp bé chỉ xuất hiện loét miệng.
· Nếu tình trạng bệnh nhẹ, sau 7 – 10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn. Trường hợp bé sốt cao (trên 39 độ C) kéo dài hơn 48 giờ kèm theo các biểu hiện như ói, tay chân run rẩy, co giật, tim đập nhanh, khó thở, da nổi vằn, gia đình cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.