Hà Nội

Vị trí đau đầu cảnh báo bệnh gì?

12-06-2024 14:35 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Đau đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Tình trạng đau thường xuất hiện ở vùng đầu và mặt, đau nửa đầu hay đau cả đầu, đau ảnh hưởng đến trán…

Những loại trà nên uống và nên tránh khi bị đau đầuNhững loại trà nên uống và nên tránh khi bị đau đầu

SKĐS - Khi bị cơn đau nhức hoặc căng thẳng, nhiều người thường chọn uống tách trà yêu thích của mình để xoa dịu. Vậy uống trà có thể giúp giảm các triệu chứng hay có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn?

Cơn đau đầu có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên đầu, đau tại một vị trí nhất định hoặc tỏa ra khắp đầu. Vậy các vị trí đau cảnh báo bạn đang gặp rắc rối gì về sức khỏe?

Đau đầu hay  là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào.

Đau đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào.

Nguyên nhân gây đau đầu

Có 2 nguyên nhân chính là đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát.

- Đau đầu nguyên phát. Chiếm 90% nguyên nhân gây đau, bao gồm: đau nửa đầu, đau do căng cơ, đau từng cụm, đau khi gắng sức, khi ngủ, đau nửa đầu liên tục…

Hoạt động hóa học trong não, các dây thần kinh hoặc mạch máu xung quanh hộp sọ hoặc các cơ ở vùng đầu cổ có thể đóng vai trò trong chứng đau đầu nguyên phát. 

Ngoài ra đau đầu bởi các yếu tố lối sống: uống rượu bia, sử dụng các chất gây nghiện, kích thích, do ăn ngủ không điều độ, gặp stress, môi trường sống, tiếng ồn…

- Đau đầu thứ phát là cơn đau do một bệnh lý cụ thể gây ra. Đó là: do bệnh thần kinh, bệnh màng não – mạch máu não, hội chứng tăng áp lực nội sọ. Đau do say nóng, say nắng, nhiễm khuẩn toàn thân cấp tính, nhiễm độc. Đau do mắc các bệnh tim mạch, nội tiết tố thay đổi. Mắc các bệnh về mắt, tai mũi họng, răng…

Vị trí đau đầu cảnh báo những bệnh gì?

1. Đau ở trán

Đau đầu ở vùng trán khiến người bệnh cảm giác như có vật nặng đè lên đầu hoặc bị siết chặt quanh đầu. Một số trường hợp kèm theo triệu chứng đau ở thái dương hoặc cứng vùng cổ, vai, gáy. 

Nguyên nhân của tình trạng này có thể do nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại quá lâu, đọc sách trong điều kiện thiếu ánh sáng gây căng mắt.

2. Đau ở thái dương

Đau nhức thái dương xuất phát từ nhiều nguyên nhân như căng thẳng, đau nửa đầu. Đau thái dương cũng có thể do viêm động mạch thái dương nhưng ít gặp, cần đi khám sớm. Triệu chứng kèm theo gồm sốt, thay đổi thị lực, sút cân, đau cơ ở cánh tay hoặc vai...

3. Đau phía sau đầu

Đau phía sau đầu có thể do căng ở cổ, cột sống hoặc cũng có thể là di chứng sau chấn thương. Trường hợp nguy hiểm hơn, đau sau đầu xuất phát từ rò rỉ mạch máu. 

Nếu người bệnh đau dữ dội trong vòng 5 phút kể từ khi cơn đau bắt đầu kèm theo sốt, nhạy cảm với ánh sáng, thay đổi thị lực, mất thăng bằng... nên nhanh chóng đi khám để được chữa trị.

4. Đau nửa đầu

Đau nửa đầu ảnh hưởng một bên phải hoặc bên trái đầu, thường đi kèm nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, buồn nôn. Bệnh kéo dài từ hai giờ cho đến ba ngày. Các động mạch thái dương, động mạch ở vùng đầu và cổ trở lên bị viêm sẽ gây ra cơn đau dữ dội ở bên phải đầu, cơ thể mệt mỏi, đau hàm và nhức vùng thái dương. 

Dây thần kinh chẩm bị tổn thương hoặc bị viêm dẫn đến đau nửa đầu bên phải với các triệu chứng đi kèm như cảm giác đau, rát liên tục, vùng đau bắt đầu từ hộp sọ rồi lan rộng ra phía sau và dọc theo vùng đầu phía bên phải. Đau ở vị trí sau hốc mắt cùng theo đó là biểu hiện nhạy cảm với ánh sáng.

Bên phải đầu bị đau còn là triệu chứng thường gặp của bệnh đột quỵ - hiện tượng ngưng cung cấp máu đột ngột lên não.

5. Đau đằng sau mắt

Cơn đau xuất hiện từ phía sau mắt có thể là dấu hiệu của bệnh viêm xoang. Đau đầu do xoang phổ biến khi vào mùa lạnh, khi các vi khuẩn gây cảm lạnh có điều kiện lây lan nhanh. Bệnh viêm xoang còn đi kèm một số triệu chứng khác như nghẹt mũi, đau mắt, đau trán, sốt cao...

Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc giảm đau đầu mà chưa có chỉ định và thăm khám, nhất là sau khi chấn thương, ngã. Ảnh minh họa

Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc giảm đau đầu mà chưa có chỉ định và thăm khám, nhất là sau khi chấn thương, ngã. Ảnh minh họa

Lời khuyên của thầy thuốc

Thông thường các cơn đau đầu có xu hướng giảm dần trong vòng 6 giờ. Nếu cơn đau ngày càng trầm trọng hơn hoặc đau đầu đến đột ngột, dữ dội, người bệnh nên đi khám để có phương pháp xử lý kịp thời.

Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc giảm đau đầu mà chưa có chỉ định và thăm khám, nhất là sau khi chấn thương, ngã. Chủ động phòng tránh đau đầu bằng cách:

  • Ăn uống khoa học.
  • Thường xuyên vận động, ngủ đủ giấc.
  • Bổ sung các tinh chất thiên nhiên có khả năng hỗ trợ tăng cường dưỡng chất và điều hòa máu não như blueberry (việt quất), ginkgo (bạch quả) có thể cải thiện đau đầu, mất ngủ.
  • Hạn chế tối đa các tác nhân gây căng thẳng và sử dụng các phương pháp đối phó lành mạnh nếu gặp phải những căng thẳng không thể tránh khỏi.
  • Cần bổ sung đủ nước, đặc biệt là trong những ngày nóng bức vì thiếu nước có thể khiến cơ thể choáng váng, mệt mỏi dẫn tới đau ở vùng đầu.
  • Hạn chế uống rượu, bia, các thức uống chứa chất kích thích như caffeine…
  • Tạo khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn trong lúc làm việc để tránh đau đầu và chống mỏi mắt.

Xem thêm video được quan tâm

Các yếu tố nguy cơ ung thư bàng quang.


BS. Hà Thu Thủy
Ý kiến của bạn