Vị thuốc từ cây mận

26-05-2009 05:10 | Y học cổ truyền

Mận là cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng miền núi phía Bắc nước ta. Mận là loại hoa quả rất thông dụng. Các bộ phận của cây mận đều được dùng làm thuốc.

Mận là cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng miền núi phía Bắc nước ta. Mận là loại hoa quả rất thông dụng. Các bộ phận của cây mận đều được dùng làm thuốc.

Quả mận tên thuốc là lý tử, thịt quả chứa các acid amin: asparagin, glutamine, glycin, serin, alanin, đường, acid hữu cơ, vitamin C... Theo Đông y quả mận vị ngọt, chua, tính bình, quy vào hai kinh can, thận.

Tác dụng thanh can, điều nhiệt, giải tà độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Trị các chứng hư lao, nóng trong xương (cốt chưng, chiều nhiệt), chữa đái tháo đường (tiêu khát), bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sách cổ của Trung Quốc (Điền Nam bản thảo, Tuyển châu bản thảo) đều ghi. Quả mận dùng ăn trực tiếp hoặc giã lấy nước uống. Người tỳ vị hư  yếu không nên dùng
 
Để tìm hiểu thêm về vị thuốc từ cây mận xin mời các bạn tìm đọc bài viết của DSCKI. Phạm Hinh trên Báo SK&ĐS số Thứ Ba ra ngày 26/5/2009.

Ý kiến của bạn