Vì sao trẻ đã tiêm phòng lao mà vẫn mắc?

24-04-2013 15:01 | Tin nóng y tế
google news

Con em đã tiêm phòng lao, vừa qua do ho kéo dài, tự uống thuốc mãi không khỏi, đi khám bác sĩ phát hiện cháu mắc lao. Xin quý báo giải thích giúp.

Con em đã tiêm phòng lao, vừa qua do ho kéo dài, tự uống thuốc mãi không khỏi, đi khám bác sĩ  phát hiện cháu mắc lao. Xin quý báo giải thích giúp.

Lê Văn Tám (Quảng Bình)

Tất cả các thể lao đều dẫn đến lây nhiễm nếu có hiện tượng phát tán vi khuẩn lao ra ngoài; trong đó, lao phổi dễ lây truyền nhất. Vi khuẩn lao xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, tiêu hoá, qua tiếp xúc hoặc truyền từ mẹ sang con.

Phần lớn vi khuẩn lao lây lan do ho khạc, hắt hơi, thậm chí nói chuyện. Người khỏe mạnh hít phải các giọt bệnh phẩm nhỏ li ti bay lơ lửng trong không khí và nhiễm bệnh. Vi khuẩn lao cũng đi vào cơ thể nếu ta dùng thức ăn nhiễm khuẩn. Vì vậy, việc tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, hiệu quả của việc tiêm phòng lao có đạt được tối đa hay không còn phụ thuộc vào quản lý bệnh nhân mắc lao trong cộng đồng. Nếu không được kiểm soát tốt thì người mắc lao không được điều trị có thể lây bệnh cho cộng đồng, nhất là trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng dễ bị bệnh nhất do miễn dịch kém và tiếp xúc trực tiếp với người thân bị bệnh. Do vậy, dù trẻ đã được tiêm phòng lao nếu tiếp xúc với nguồn bệnh thì  vẫn có thể lây nhiễm lao, nhưng bệnh sẽ nhẹ và điều trị nhanh chóng đạt hiệu quả cao.

Vì thế, khi gia đình có người bị nhiễm lao phổi thì nên cho bệnh nhân ngủ riêng, nơi ngủ phải thoáng khí. Hạn chế cho trẻ em dưới 5 tuổi tiếp xúc với bệnh nhân lao.

Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng như ho kéo dài, ra nhiều mồ hôi trộm, mệt mỏi, chán ăn, sốt về chiều thường xuyên… cần phải đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.

Tiến sĩ Nguyễn  Đức


Ý kiến của bạn