Nguyễn Hồng Loan (Hà Nội)
Bệnh lồng ruột ở trẻ em là một bệnh lý nghiêm trọng, diễn biến rất nhanh nên nếu không được điều trị kịp thời ruột sẽ bị hoại tử dẫn đến thủng ruột gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu gây đe dọa tính mạng. Đối với trường hợp bệnh nhẹ, bệnh chỉ xảy ra tạm thời và có thể tự hết nhưng có thể tái phát. Đa số sự tái phát bệnh diễn ra trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi chữa trị. Khi trẻ lớn lên, nguy cơ tái phát bệnh sẽ giảm. Đa số các trường hợp lồng ruột không xác định được nguyên nhân. Các yếu tố nguy cơ gây ra lồng ruột ở trẻ em gồm: Ruột dễ co bóp bất thường trong thời kỳ trẻ chuyển từ bú sữa sang ăn dặm. Thêm vào đó, do kích thước các đoạn ruột ở trẻ em quá chênh lệch nhau nên dễ xảy ra lồng ruột; Khối u lành tính hay hiếm gặp hơn là ung thư ruột non, polyp trong lòng ruột, bệnh túi thừa Meckel hay những đợt nhiễm bệnh gây rối loạn co bóp ruột; Viêm ruột; Siêu vi; Lồng ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng độ tuổi mắc bệnh nhiều nhất là trong khoảng từ 3 - 6 tháng tuổi. Bé trai có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 - 3 lần so với bé gái, đặc biệt là các bé trai bụ bẫm. Lồng ruột ở trẻ em xảy ra nhiều hơn vào mùa thu và mùa đông; Bẩm sinh có cấu tạo ruột bất thường; Đã từng mắc bệnh lồng ruột trước đây; Mắc phải hội chứng suy giảm miễn dịch; Gia đình có anh chị em ruột đã từng mắc bệnh lồng ruột. Khi đã bị lồng ruột, trẻ cần được phòng ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn hoặc tái phát bằng cách: Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến bệnh cũng như tình trạng sức khỏe; Tuân thủ điều trị của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc được kê toa; Khi trẻ có bất cứ biểu hiện bất thường nào như khó chịu liên tục, co chân lên bụng, nôn ói, trướng bụng..., phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để bác sĩ kịp thời can thiệp.