Vì sao tế bào ung thư di căn nhanh?

09-03-2015 15:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Trong nghiên cứu mới đăng tải trên Tạp chí Cell Biology, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện cơ chế của một loại protein trong tế bào con người khiến tế bào ung thư di căn

Trong nghiên cứu mới đăng tải trên Tạp chí Cell Biology, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện cơ chế của một loại protein trong tế bào con người khiến tế bào ung thư di căn đặc biệt đối với các loại ung thư biểu mô như ung thư vú hay ung thư phổi. Di căn là khi các tế bào ung thư di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể và thiết lập các khối u thứ cấp - gây ra 90% các trường hợp tử vong do ung thư.

Giáo sư Peter McPherson - trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Viện thần kinh Montreal McGill cùng đồng nghiệp đã phát hiện trong nhiều loại ung thư - đặc biệt là các loại ung thư biểu mô di căn đến não thì sự bất thường của Rab13- một loại enzym thúc đẩy sự di chuyển của tế bào. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học thấy rằng DENND2B kích hoạt Rab13 ở lớp ngoài cùng bao phủ của tế bào ung thư và đây là kích thích tố quan trọng cho việc di chuyển các  tế bào. “DENND2B tương tác với các Rab13 mical-L2 ở ngoại vi tế bào và sự tác động này ảnh hưởng lớn đến việc di chuyển các tế bào ung thư”. Tiến hành nghiên cứu trên chuột có tế bào ung thư của con người, nhóm 1 có tế bào với mức độ cao protein Rab13 và nhóm 2 gồm những con chuột được biến đổi gen để thiếu Rab13. Kết quả cho thấy “ở nhóm 2, mức Rab13 thấp nhất, các bệnh ung thư không phát triển và di căn sang các mô khác”. Theo Giáo sư Mc Pherson: “Nghiên cứu này sẽ tập trung việc sử dụng Rab13 như một mục tiêu trong quá trình điều trị ung thư nhưng để đạt đến việc ứng dụng vào lâm sàng cần các nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa”.

M.Huệ (Theo MNT, 3/2015)

 

 

 


Ý kiến của bạn