Vì sao sau mưa dông, nắng nóng thường gay gắt và oi bức hơn?

03-06-2024 11:11 | Xã hội

SKĐS - Mưa dông xen kẽ các đợt nắng nóng làm nhiệt độ giảm, song oi bức của các đợt nắng nóng sau mỗi trận mưa lại khá khó chịu, cảm giác nắng gây rát da hơn lúc trước khi mưa.

Miền Bắc nắng nóng 2 ngày trước khi đón đợt mưa dông diện rộngMiền Bắc nắng nóng 2 ngày trước khi đón đợt mưa dông diện rộng

SKĐS - Dự báo ngày mai (3/6), miền Bắc có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%. Từ ngày 4/6, nắng nóng giảm dần.

Mưa dông đan xen nắng nóng liên tục

Liên tiếp các đợt mưa dông xen kẽ với nắng nóng là hiện tượng thời tiết chủ đạo trong cả tháng nay. Hôm nay (3/6), miền Bắc có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%. Từ ngày 4/6, nắng nóng giảm dần trên khu vực Bắc Bộ.

Từ đêm 4/6, cơ quan khí tượng nhận định, miền Bắc có thể đón một đợt mưa lớn diện rộng với cường độ phổ biến là mưa vừa, mưa to đến rất to, thời gian mưa tập trung vào chiều tối và đêm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Miền Trung trong hai ngày 3-4/6 tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất từ 35-38 độ, có nơi trên 38 độ, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-55%. Dự báo ngày 5/6, nắng nóng ở khu vực Trung Bộ có khả năng dịu dần. Khu vực Bắc Trung Bộ từ 4-6/6 có thể đón mưa rào và dông, cục bộ có mưa to.

Vì sao sau mưa dông, nắng nóng thường gay gắt và oi bức hơn?- Ảnh 2.

Sau mưa dông, nắng nóng trở nên oi bức, gay gắt hơn.

Mưa dông xen kẽ các đợt nắng nóng làm nhiệt độ giảm, song oi bức của các đợt nắng nóng sau mỗi trận mưa lại khá khó chịu, cảm giác nắng gây rát da hơn lúc trước khi mưa. Đây là cơ chế của hiện tượng bức xạ Mặt Trời - theo lý giải của chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam.

"Bạn thấy nắng rát hơn vì thông thường trong khí quyển có nhiều bụi, chúng hấp thụ khá nhiều nhiệt lượng từ Mặt Trời. Do vậy, mặc dù nhiệt đó vẫn đi vào và làm nóng khí quyển nhưng bức xạ trực tiếp từ Mặt Trời khi tới da của bạn ít gây ra cảm giác nóng rát trực tiếp. Sau một cơn mưa, một tỷ lệ lớn lượng bụi lơ lửng trong không khí này đã theo các hạt mưa rơi xuống đất, không khí sạch hơn và như vậy lượng nhiệt được hấp thụ bớt trên đường đi của ánh sáng cũng ít hơn. Điều này thấy rõ nhất ở các thành phố lớn và ô nhiễm như Hà Nội", chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn nói.

Còn về cảm giác trời sáng hơn vì ngay sau cơn mưa, mặt đất và mọi thứ xung quanh đều dính nước, vì thế chúng phản xạ nhiều ánh sáng hơn. Chưa kể, trời thường rất trong vì ngay sau cơn mưa lớn thường không còn hoặc còn rất ít mây.

Chuyên gia thông tin thêm, trung bình, khoảng 26% bức xạ từ Mặt Trời phản xạ ngược trở lại khi chạm vào khí quyển Trái Đất bởi chính khí quyển và bởi mây, 19% khác bị hấp thụ trong khí quyển, còn lại tới mặt đất để phản xạ hoặc hấp thụ tiếp. Con số này có thể dao động tùy thuộc vào điều kiện khí quyển từng vùng và từng thời điểm.

Vì sao khi trời lặng gió, ta luôn thấy oi bức hơn?

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn cho biết, các website và app dự báo thời tiết hiện nay thường có một thông số nằm phía dưới thông số nhiệt độ, có tên là Real Feel (cảm giác thực tế). Vào những ngày oi nóng, cảm giác thực tế luôn cao hơn con số nhiệt độ. Ví dụ, con số 38 được viết khá lớn mà bạn thấy là con số nhiệt độ thực tế của khí quyển. Cụ thể, ở đây con số này cho biết nhiệt độ khí quyển cao nhất trong ngày.

Con người không cảm nhận được nhiệt độ thực tế. Cái mà bạn cảm nhận được chỉ là tốc độ trao đổi nhiệt của cơ thể bạn với môi trường. Thân nhiệt của con người dao động từ 36,5 đến 37,5 độ C. Khi nhiệt độ môi trường quá thấp so với nhiệt độ trong cơ thể, sự mất nhiệt diễn ra nhanh và hệ tuần hoàn của bạn phải hoạt động mạnh hơn để bảo đảm thân nhiệt, việc đó gây ra cảm giác lạnh. Ngược lại, khi nhiệt độ môi trường cao thì bạn "được" tiếp thêm lượng nhiệt mà bạn không mong muốn, do đó bạn có cảm giác nóng. Nói cách khác, bạn chỉ cảm nhận được sự mất nhiệt hoặc nhận thêm nhiệt chứ không hề cảm nhận được nhiệt độ của khí quyển.

Vì lý do nêu trên, Real Feel của bạn khác với nhiệt độ thực của khí quyển. Sự khác biệt này do rất nhiều yếu tố. Chẳng hạn, độ ẩm ảnh hưởng nhiều tới cảm nhận của bạn, nhất là trong những ngày trời nắng nóng này: độ ẩm quá thấp thì không khí khô và bạn sẽ thấy nóng rát hơn, ngược lại độ ẩm quá cao sẽ ngăn cản sự thoát nhiệt qua mồ hôi và do đó cũng gây nóng. Như vậy, độ ẩm không phù hợp sẽ khiến Real Feel cao hơn trong trường hợp này.

Một yếu tố quen thuộc nữa là gió. Ví dụ khi bật quạt điện, quạt không thể làm thay đổi nhiệt độ của phòng. Tuy nhiên, bạn mát hơn vì khi có gió, không khí dịch chuyển liên tục khiến lớp không khí tiếp xúc trực tiếp với da của bạn liên tục bị thổi dạt và thay bằng lớp không khí khác. Nếu không có gió, lớp không khí ngay sát da của bạn nhận bức xạ nhiệt từ cơ thể sẽ luôn có nhiệt độ gần tương đương với thân nhiệt của bạn. 

Như vậy, nếu trời không có gió hoặc rất ít gió thì vào những ngày nóng bức này, bạn cũng sẽ thấy Real Feel cao hơn nhiệt độ khí quyển.

Trung Bộ nắng nóng gay gắtTrung Bộ nắng nóng gay gắt

SKĐS - Ngày 02/6, ở khu vực từ Quảng Nam đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Tháng 6, khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn