Vì sao người cao tuổi dễ bị trầm cảm?

18-02-2023 10:00 | Sức khỏe tâm hồn

SKĐS - Trầm cảm ở người cao tuổi thường phối hợp với nhiều bệnh khác nên phức tạp và khó điều trị hơn.

Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, sinh hoạt hàng ngày. Do đó, khi người lớn tuổi vừa về hưu, phải đối mặt với nhiều thay đổi về thời gian, sinh hoạt hay hoạt động hằng ngày, người thân, gia đình và con cháu nên quan tâm nhiều hơn đến tâm lý của họ.

Nguyên nhân trầm cảm ở người cao tuổi

Đối với người vừa về hưu, người cao tuổi có nhiều thay đổi gây ảnh hưởng, đảo lộn cuộc sống dễ bị trầm cảm, thể hiện qua những nét sầu uất, giảm lòng tự tin, cảm giác vô giá trị và khuynh hướng tự buộc tội bản thân kèm theo hoang tưởng paranoid và ý tưởng tự tử.

Trầm cảm ở người cao tuổi thường phối hợp với nhiều bệnh khác nên phức tạp và khó điều trị hơn.

Trầm cảm ở người cao tuổi thường phối hợp với nhiều bệnh khác nên phức tạp và khó điều trị hơn.

Hầu hết người cao tuổi luôn tự ti về sự tồn tại không có ích của mình. Nhất là những người mắc các bệnh thực thể như đái tháo đường, tim mạch, huyết áo, đột quỵ , tai biến mạch máu não, huyết áp cao, xương khớp....

Thời gian rảnh rỗi quá nhiều khiến họ "sốc" nhất là khi bước vào giai đoạn nghỉ hưu. Lúc này, cơ thể và lối sống chưa kịp làm quen với việc được nghỉ ngơi toàn thời gian. Cảm giác nhớ công việc, nhớ các mối quan hệ công sở khiến cho người lớn tuổi không thoải mái, thậm chí có phần bức bối, dễ nóng giận. Họ còn cảm thấy vô dụng, cô đơn... Nếu không được chia sẻ và quan tâm đúng cách, suy nghĩ "mình là người thừa, gánh nặng cho con cháu" sẽ ngày càng trầm trọng, dẫn đến trạng thái cáu gắt, mệt mỏi, thậm chí trầm cảm.

Người cao tuổi, thường phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, sự lão hóa, tiền bạc và cả cô độc. Bị trầm cảm, người cao tuổi cũng trở nên cáu gắt vô cớ, khóc – cười không rõ nguyên nhân. Hay lo lắng, bồn chồn…cảm thấy khó chịu bất thường trong người và không thể tự bản thân thư giãn một cách thoải mái.

Một số căn bệnh cũng dẫn tới trầm cảm ở người cao tuổi như bệnh Parkinson. Tuy nhiên trầm cảm xuất phát từ những căn bệnh rõ ràng thế này thường dễ dàng hơn trong điều trị so với những tổn thương tâm lí. Hơn nữa, ốm đau triền miên cũng khiến người bệnh có cảm giác tuyệt vọng, chán chường và cảm thấy cuộc sống xấu đi có thể cũng khiến người già bị trầm cảm.

Lời khuyên của bác sĩ

Bệnh nhân cao tuổi bị trầm cảm thường được phát hiện và điều trị muộn. Người cao tuổi rất cần có được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi có dấu hiệu của bệnh trầm cảm, cần được phát hiện và chăm sóc, điều trị kịp thời.

Phần lớn các trường hợp trầm cảm có xu hướng trở thành mạn tính, tỷ lệ tái diễn cao, phục hồi không hoàn toàn giữa các giai đoạn. Triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của rối loạn trầm cảm bao gồm giảm năng lượng và sự tập trung, gặp vấn đề về giấc ngủ, giảm ngon miệng, sụt cân …

Bệnh nhân cao tuổi bị trầm cảm thường được phát hiện và điều trị muộn.

Bệnh nhân cao tuổi bị trầm cảm thường được phát hiện và điều trị muộn.

Trầm cảm có thể kết hợp với các bệnh lý cơ thể và với những thuốc dùng để điều trị chúng nên cần phải cảnh giác về những dược phẩm có thể gây trầm cảm.

Điều trị trầm cảm ở người cao tuổi có thể dùng thuốc, liệu pháp tâm lý, thư giãn, luyện tập.

Khi bị trầm cảm, cần tuân thủ một chương trình điều trị thích hợp, giúp cải thiện các triệu chứng. Họ cần được giúp đỡ để thoát khỏi tình trạng bị cách ly hoặc cô đơn bằng cách tổ chức các hoạt động ngoài trời, những buổi đi chơi dã ngoại… Bên cạnh đó, người thân, con cháu hãy ở bên cạnh yêu thương, chăm sóc, chia sẻ và giúp đỡ họ.

Khuyến khích người cao tuổi tham gia các hoạt động tập thể như câu lạc bộ thơ, tổ hưu trí, tập dưỡng sinh, đi bộ, đạp xe, đi du lịch… Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia. Thường xuyên tập luyện thể dục và có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý và điều độ.

Tạo cho người cao tuổi có môi trường sống thoải mái, vui vẻ, ấm cúng bên con cháu. Hạn chế những cú sốc quá lớn về mặt tâm lý và tránh những lao động quá vất vả để kiếm sống.

Xem thêm video được quan tâm

10 lợi ích khi ăn Chocolate l SKĐS


Ths Hà Hùng – BV ĐHY
Ý kiến của bạn