Nghiên cứu mới chỉ ra rằng những người làm việc ca đêm có mức glycemic trung bình là 8,2% cao hơn đáng kể so với mức 7,6% ở người làm việc ban ngày và mức 7,5% ở những người không làm việc.
Phần lớn những người bị tiểu đường phải cố gắng đưa mức A1C về dưới 7%. Theo Sirimon Reutrakul, Trợ lý giáo sư của Đại học Mahidol ở Thái Lan cho biết: "Dữ liệu nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra sự khó khăn trong việc kiểm soát tiểu đường ở những người làm ca đêm".
Hơn nữa, hạn chế giấc ngủ và rối loạn sinh học cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người làm ca đêm so với những người làm việc vào ban ngày hoặc thất nghiệp.
Ở nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã xem xét 260 người gồm 62 người làm việc ca đêm, 94 người làm việc ban ngày và 104 người thất nghiệp bị tiểu đường týp 2 ở Thái Lan.
Những người làm ca đêm báo cáo thời gian ngủ ngắn hơn, hấp thu calo hàng ngày cao hơn và chỉ số khối cơ thể cao hơn so với những người ở hai nhóm còn lại.
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng những người bị bệnh tiểu đường làm việc ban đêm nên quan tâm đặc biệt tới việc kiểm soát bệnh qua chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện thường xuyên à sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.