Hà Nội

Vì sao ngành Y nhiều rủi ro?

TS.BS Lê Tuấn Thành

TS.BS Lê Tuấn Thành

25-02-2016 10:27 | Phòng mạch online
google news

SKĐS - Ngành Y nhiều rủi ro còn bởi chính nhận thức hạn chế của người dân về bệnh tật nên không tuân thủ điều trị.

Ngành Y nhiều rủi ro còn bởi chính nhận thức hạn chế của người dân về bệnh tật nên không tuân thủ điều trị. Một trường hợp nam giới 63 tuổi đã bị viêm gan B 8 năm nay, đang điều trị thuốc theo đơn của bác sỹ thì tự ý bỏ 2 tháng nay để đi uống “đông trùng hạ thảo”. Kết cục đáng tiếc, người bệnh này đã đi vào hôn mê gan và rất khó có thể qua khỏi.

Trước hết phải hiểu rủi ro Y tế khác với sai lầm chuyên môn, đó là những nguy cơ thất bại tiềm ẩn một cách khách quan bởi chính sự hữu hạn của ngành Y. Chúng ta phải chấp nhận một sự thật rằng: chúng ta không thể sống mãi mãi và bởi vậy, ngành Y không bao giờ là tuyệt đối.

Chúng ta đang sống trong một xã hội thiếu sự thấu hiểu. Lý do chính là kiến thức xã hội của chúng ta vẫn còn đang lệch nhau bởi hạn chế của giáo dục và truyền thông. Và điều đó diễn ra hàng ngày trong hệ thống Y tế.

Ngành Y vốn là một ngành nhiều rủi ro bởi sự tất yếu của mục đích: giành giật sự sống với tử thần. Đó thực sự là công việc khó khăn mà phần thua chắc chắn thuộc về ngành Y, chỉ có điều thời điểm thua cuộc là sớm hay muộn mà thôi.

Ngành Y có độ rủi ro cao còn bởi vì độ phức tạp trong công việc và khối lượng kiến thức khổng lồ. Ví dụ như nếu một bác sĩ đăng ký vào chương trình CE (continued education) của Medscape thì hàng ngày sẽ được nhận một thư điện tử cập nhật kiến thức và các nghiên cứu mới, với khoảng hơn 30 bài báo khoa học. Như vậy kiến thức của ngành Y cứ mỗi ngày một mới và buộc phải cập nhật thường xuyên.

Hơn nữa, trong một môi trường làm việc căng thẳng và liên tục ở cường độ cao, sự mỏi mệt của cán bộ Y tế là điều dễ xảy ra. Với tính chất buộc phải chuyên môn hóa rất sâu khiến cho công việc của bác sỹ thường bị lặp đi lặp lại, ví dụ như bác sỹ khám về tiêu hóa thì ngày này qua tháng khác điều trị rất nhiều bệnh nhân đau dạ dày, bác sỹ về siêu âm ổ bụng ngồi qua bao năm tháng để cầm đầu dò và nhìn xem ổ bụng bệnh nhân có vấn đề gì…; Vấn đề này cũng thường gặp ở các điều dưỡng, khi ngày nào cũng đo huyết áp, cặp nhiệt độ, tiêm, truyền… Chính sự lặp lại liên tục ở cường độ cao như vậy mà tại Châu Âu người ta cho nhân viên Y tế nghỉ phép 30 ngày trong 1 năm, không kể các ngày nghỉ lễ.

Ngành Y nhiều rủi ro còn bởi chính nhận thức hạn chế của người dân về bệnh tật nên không tuân thủ điều trị. Ảnh minh hoạ.

Ngành Y nhiều rủi ro còn bởi chính nhận thức hạn chế của người dân về bệnh tật nên không tuân thủ điều trị. Ảnh minh hoạ.

Ngành Y nhiều rủi ro còn bởi chính nhận thức hạn chế của người dân về bệnh tật nên không tuân thủ điều trị. Một trường hợp nam giới 63 tuổi đã bị viêm gan B 8 năm nay, đang điều trị thuốc theo đơn của bác sỹ thì tự ý bỏ 2 tháng nay để đi uống “đông trùng hạ thảo”. Kết cục đáng tiếc, người bệnh này đã đi vào hôn mê gan và rất khó có thể qua khỏi.

Sự coi thường bệnh tật của người dân còn được thể hiện ở chỗ, sau lần khám thứ nhất về một triệu chứng nào đó, chẳng hạn như đau đầu, được bác sỹ kê một đơn thuốc về uống thấy khỏi. Lần sau bị đau đầu lại tự ý ra hiệu thuốc và mua theo đơn thuốc cũ. Người ta đâu biết được rằng có đến vài chục bệnh phổ biến gây nên triệu chứng đau đầu, và rất có thể vì uống thuốc bừa bãi mà người ta đã bỏ lỡ cơ hội để bác sỹ khám và phát hiện sớm một bệnh hiểm nghèo.

Và cuối cùng, ngành Y Việt Nam ẩn chứa rủi ro còn bởi sự hạn chế về mặt chuyên môn ở các tuyến cơ sở, khi mà người ta tốt nghiệp ra trường sau 6 năm học là mãi mãi và đương nhiên được làm bác sỹ. Rất tiếc với kinh phí hạn hẹp, ngành Y không thể tổ chức ở quy mô cả nước các chương trình đào tạo liên tục cho tất cả cán bộ Y tế được, và chính bởi vậy sự tụt hậu về mặt kiến thức của họ là điều khó tránh khỏi. Đây có lẽ cũng là một trong những mục tiêu hướng tới của Y tế Việt Nam trong tương lai.

Vậy làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong Y tế?

Với vai trò là một người dân, có lẽ chúng ta nên ý thức cao hơn trong vấn đề phòng và chữa bệnh: nên có kế hoạch khám sức khỏe định kỳ, nên có một lối sống và vận động phù hợp, nên chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng, nên tin tưởng vào bác sỹ điều trị trong phạm vi kiến thức của mình, nên tuân thủ và kiên trì điều trị, và không nên tự ý sử dụng thuốc.

Còn với vai trò một cán bộ Y tế, có lẽ chúng ta cần nhìn lại tất cả các mặt hạn chế, từ khách quan đến chủ quan để từ đó thực sự có trách nhiệm đối với sứ mệnh khám chữa bệnh cứu người của mình, đồng thời tích cực chia sẻ kiến thức để vừa làm tăng sự hiểu biết của người dân, vừa tạo được sự thấu hiểu. Hơn nữa, đời sống tinh thần của cán bộ Y tế cần phải được quan tâm nhiều hơn, bởi đó là cơ sở tái tạo sức lao động cho họ.

Đó có lẽ là những điểm cơ bản nhất để giảm thiểu rủi ro của Y tế hiện nay.

BS. Quỳnh Anh


Ý kiến của bạn