Vì sao nên “đi bác sĩ” đúng lúc khi điều trị són tiểu

18-07-2018 11:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Tổ chức duy nhất ở Vương quốc Anh & Ireland nghiên cứu và tư vấn các bệnh về tiết niệu, The Urology Foundation cho biết, 60% phụ nữ cảm thấy ”ngại” nếu phải nói về chuyện són tiểu – ngại hơn cả khi nói đến rắc rối về cân nặng, tiền bạc và yêu đương. Các bài tập kegel cũng chưa hẳn là cứu tinh khi mỗi loại són tiểu có đặc điểm khác nhau, việc tập sai bài có thể khiến tình trạng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi són tiểu bắt đầu “làm chủ” cuộc sống của bạn

Són tiểu là tình trạng “thoát” nước tiểu không kiểm soát khi ho, hắt hơi, tập thể dục, thay đổi tư thế hoặc khuân vác đồ nặng. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng khoa Niệu, Bệnh viện FV cũng cho biết:“Thống kê cho thấy khoảng 30-40% nữ giới gặp vấn đề són tiểu và phần lớn nguyên nhân do cấu trúc giải phẫu cơ quan sinh dục và tầng sinh môn bị ảnh hưởng trong quá trình sinh con hoặc hiện tượng mãn kinh làm mô tế bào vùng cơ quan niệu – sinh dục bị yếu đi”. Thậm chí, đối với phụ nữ sau sinh thì hiện tượng “tiểu són” trong thời gian dài có thể tăng gấp đôi nguy cơ trầm cảm – một bệnh tâm lý vô cùng nguy hiểm.

Chị Hải A. (37 tuổi, nhân viên văn phòng, Hà Nội) chia sẻ: Lúc vừa sinh bé đầu lòng thì tôi bắt đầu có hiện tượng són tiểu. Có lúc cười to tôi són cả ra quần lẫn cả ghế ngồi ở văn phòng, xấu hổ lắm. Vài lần như thế, tôi dùng băng vệ sinh kinh nguyệt. Chăm con đã lắm thứ chuyện nhưng hỏi được người này người kia. Riêng chuyện tôi són tiểu thì chẳng biết tỏ cùng ai, tinh thần tôi căng thẳng suốt”.

Phụ nữ có hiện tượng són tiểu thường có tâm lý “ngại chia sẻ” chuyện của mình (Ảnh minh hoạ).

Cùng chung “vấn đề khó nói” nhưng chị Mỹ V. (45 tuổi, chủ một Salon tóc, Hà Nội ) lại mang tâm sự khác: Tôi đang có tình trạng này được gần năm rồi. Ngày trước lúc nào cũng tự tin diện váy ôm khoe dáng, tuần đi đến phòng tập cùng hội chị em 3 – 4 lần. Giờ thì nghỉ hẳn, chạy nhanh còn chẳng dám, chỉ sợ bị “tè dầm” giữa đường .”

Chuyện vợ chồng là một trong những thứ chị em “tránh” khi có hiện tượng són tiểu (Ảnh minh hoạ).

Khi những bài tập và biện pháp “tự chữa” không phát huy tác dụng

Theo các chuyên gia, khi đã thay đổi chế độ ăn, thói quen sinh hoạt và áp dụng các bài tập nhưng việc “tiểu són” vẫn không có dấu hiệu cải thiện thì bạn cũng cần đến ngay bệnh viện để thăm khám. Vì đây có thể là triệu chứng bước đầu của những bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm bàng quang, nhiễm trùng đường tiểu, sỏi bàng quang…

Ngoài ra, nhiều chị em phụ nữ tin rằng chỉ cần chăm chỉ tập luyện các động tác Yoga hay Kegel để tăng cường nhóm cơ sàn chậu là có thể hoàn toàn trị khỏi són tiểu. Tuy nhiên, mỗi loại són tiểu có đặc điểm khác nhau, việc tập sai bài có thể khiến tình trạng són tiểu của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Myra Robson, một nhà vật lý trị liệu sức khỏe xương chậu cao cấp tại Lewisham và Greenwich NHS Trust, cho biết: Việc thực hiện các bài tập không chính xác sẽ không có tác dụng gì trong việc điều trị, thậm chí điều đó có thể khiến bạn bị “tiểu són” nặng hơn. Nguyên nhân có thể do bạn làm căng cơ bắp đến mức sàn chậu trở nên “rối loạn tăng động” và tạo áp lực lên bàng quang.”

Xóa tan mặc cảm vì “tiểu són”

Các chị em nên chủ động tìm giải pháp “xử lý” hiện tượng này bằng việc tìm đến các bác sĩ chuyên môn như chuyên khoa niệu, niệu phụ khoa tại các cơ sở, bệnh viện có uy tín.

Đừng để són tiểu ngập tràn tâm trí bạn (Ảnh minh họa)

Đơn cử, tại Trung tâm Phục hồi chức năng, bệnh viện Bạch Mai có riêng Đơn vị Niệu động học và phục hồi chức năng, để tập trung điều trị các chứng rối loạn chức năng tiết niệu, trong đó có són tiểu.

Theo TS. Lương Tuấn Khanh – Giám đốc trung tâm, khoảng 1/3 bệnh nhân tại đây đang điều trị són tiểu. Khi bệnh nhân đến khám, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra âm đạo để đánh giá mức độ di động của niệu đạo và bàng quang, tình trạng thoát nước tiểu khi ho hoặc rặn, làm xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, soi bàng quang và siêu âm bụng đo thể tích nước tiểu tồn đọng trong bàng quang sau tiểu. Từ những kết quả thu được, bác sĩ sẽ cho biết bạn gặp phải loại són tiểu nào, đưa ra phác đồ điều trị và những tư vấn tốt nhất.


Băng thấm tiểu Nhật Bản Caryn Ufree được thiết kế chuyên dụng cho việc thấm nước tiểu với những tính năng ưu việt như Lõi thấm siêu tốc 1s giúp thấm hút nước tiểu nhanh hơn gấp 3 lần so với băng vệ sinh hàng ngày và Hạt khóa mùi 24H ngăn mùi hiệu quả suốt cả ngày dài.

Giữ vệ sinh đúng cách cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng són tiểu, phụ  nữ được khuyến cáo sử dụng sản phẩm thấm tiểu chuyên dụng nhằm giải quyết tốt vấn đề ẩm ướt – nguyên do hàng đầu gây nên viêm nhiễm phụ khoa, không những thế băng thấm tiểu còn “cứu” chị em khỏi nỗi mặc cảm mang tên “mùi hôi”. Hiện nay, phụ nữ Việt có thể dễ dàng tìm thấy băng thấm tiểu được nhập khẩu hoàn toàn từ Nhật Bản với tên gọi Caryn Ufree tại các hiệu thuốc, cửa hàng tạp hóa và siêu thị ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Đây là sản phẩm được Unicharm Nhật Bản phân phối và đang nhận được những phản hồi tích cực từ đông đảo chị em phụ nữ để thoải mái “vui sống” cùng són tiểu.

Để biết thêm thông tin về sản phẩm và dùng thử, vui lòng truy cập   http://bit.ly/ufreefanpage




Ý kiến của bạn