Năm nay, Đan Mạch tụt xuống vị trí thứ 2, tiếp đó là Iceland, Thụy Sĩ, Phần Lan, Hà Lan, Canada, New Zealand, Australia và Thụy Điển (cùng xếp thứ 9), theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới mới nhất được công bố hôm thứ 2 bởi Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững thuộc Liên Hợp Quốc.
Theo báo cáo, Đan Mạch từng 4 lần xếp vị trí thứ 3 trong khi Thụy Sĩ mới một lần.
Nước Mỹ đứng vị trí thứ 14 trong danh sách, tụt một bậc so với năm ngoái.
Nước Đức lần thứ hai đứng ở vị trí thứ 16 trong khi Vương quốc Anh tăng 4 bậc lên vị trí thứ 19 và Nga tăng 7 bậc lên vị trí thứ 49. Nhật Bản cũng tăng 2 bậc lên vị trí thứ 51, trong khi Trung Quốc tăng lên 4 bậc lên vị trí thứ 79.
Theo khảo sát 155 quốc gia, người dân ở Cộng Hòa Trung Phi không hài lòng nhất với cuộc sống của mình, tiếp đó là Burundi (xếp thứ 154), Tanzania (xếp thứ 153), Syria (xếp thứ 152) và Rwanda (xếp thứ 151)
Hạnh phúc bao gồm nhiều yếu tố
Hạnh phúc không chỉ là có thật nhiều tiền, mặc dù tiền cũng là một phần trong đó.
Theo báo cáo, tổng sản phẩm quốc nội thực tế trên đầu người là một trong những phép đo chính.
Những thứ khác bao gồm sự hào phóng, một tuổi thọ khỏe mạnh, có ai đó để dựa vào, tự do lựa chọn cuộc sống và tự do khỏi tham nhũng, tác giả báo cáo lập luận. Họ cho rằng thước đo phúc lợi của con người tốt hơn là sự phân tích giáo dục, chính phủ, sức khỏe, thu nhập tốt và nghèo đói một cách riêng biệt.
"Báo cáo Hạnh phúc Thế giới tiếp tục thu hút sự quan tâm toàn cầu về nhu cầu tạo ra chính sách hợp lý cho vấn đề quan trọng nhất đối với người dân – hạnh phúc của họ", Jeffrey Sachs, đồng tác giả báo cáo và giám đốc Viện Trái đất thuộc Đại học Columbia cho biết.
- Không chỉ là vấn đề tiền bạc
Na uy đứng đầu danh sách các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới mặc dù giá dầu sụt giảm, điều này chứng tỏ vấn đề nằm ở chỗ các quốc gia làm gì với tiền của mình – chứ không chỉ là sự gia tăng về tài chính. Với việc cân nhắc lựa chọn sản xuất dầu mỏ và đầu tư số tiền thu được cho thế hệ tương lai, Na uy đã tự bảo vệ mình trước những bất ổn và thăng trầm của nền kinh tế dầu mỏ.
- Hạnh phúc trong công việc
Báo cáo năm nay cũng tập trung vào hạnh phúc ở nơi làm việc.
“Mọi người có xu hướng dành phần lớn cuộc đời mình cho công việc, vì vậy cần hiểu được vai trò của tình trạng công việc trong việc tạo ra hạnh phúc”, Jan-Emmanuel De Neve giáo sư tại Trường kinh doanh Đai thuộc Đại học Oxford cho biết.
Nghiên cứu chỉ ra rằng hạnh phúc giữa tình trạng, loại hình công việc và ngành nghề khác nhau là khác nhau. Theo De Neve, những người được trả lương cao sẽ thấy hạnh phúc hơn nhưng tiền chỉ là thước đo dự đoán hạnh phúc. Sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc, sự đa dạng nghề nghiệp và mức độ tự trị là những tác nhân quan trọng khác.
Báo cáo tập trung vào các yếu tố khác ảnh hưởng đến hạnh phúc.
“Ở những nước giàu, nguyên nhân lớn nhất gây ra nghèo khổ là bệnh tâm thần” Giáo sư Richard Layard, giám đốc Chương trình Hạnh phúc tại trường Đại học Kinh tế Luân Đôn cho biết.
Thủ tướng của đất nước nhỏ bé Bhutan lần đầu tiên đề xuất lên Liên Hợp Quốc ngày Hạnh phúc thế giới vào năm 2011.
Năm 2012, Đại hội đồng Liên hợp quốc tuyên bố ngày 20 tháng 3 là ngày Quốc tế Hạnh phúc, công nhận “hạnh phúc và an sinh là mục tiêu và nguyện vọng chung của mọi người trên toàn thế giới”.