Vì sao hay bị đau đầu do thay đổi thời tiết?

26-09-2024 14:31 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Thời tiết chuyển mùa, thay đổi bất thường khiến nhiều người bị đau đầu, đau nửa đầu từ nhẹ đến dữ dội ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt thường nhật.

Đối phó với đau nửa đầu khi thay đổi thời tiếtĐối phó với đau nửa đầu khi thay đổi thời tiếtSKĐS - Chứng đau nửa đầu ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống và hiệu suất công việc. Đặc biệt, đối với một số người, chứng đau nửa đầu càng trở nên nghiêm trọng hơn khi thay đổi thời tiết. Vậy cần làm gì để đối phó với triệu chứng này?

Vì sao thay đổi thời tiết hay bị đau đầu?

Hầu hết mọi người đều cho rằng cơn đau đầu phần lớn bắt nguồn từ sự thay đổi thời tiết. Đó là do thay đổi độ ẩm, nhiệt độ, điều kiện sống, môi trường ô nhiễm, bão, lũ tràn về…

Do cơ thể không thể kịp thích ứng với những sự biến đổi của thời tiết, dẫn đến tình trạng lượng máu cung cấp lên não không ổn định, khiến xuất hiện các cơn đau đầu từ cường độ nhẹ đến mạnh, gây cảm giác mệt mỏi và khó chịu.

Thời tiết chuyển mùa, thay đổi bất thường, khiến nhiều người bị đau đầu, đau nửa đầu từ nhẹ đến dữ dội ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường nhật.

Thời tiết chuyển mùa, thay đổi bất thường, khiến nhiều người bị đau đầu, đau nửa đầu từ nhẹ đến dữ dội ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thường nhật.

Ngoài ra các cơn đau đầu có thể xảy ra do sự thay đổi của áp suất khí quyển. Khi áp suất khí quyển bên ngoài giảm, nó sẽ tạo ra sự khác biệt giữa áp suất ở không khí bên ngoài và không khí bên trong xoang của cơ thể.

Những người đau nửa đầu thường kèm theo một số triệu chứng khác:

  • Buồn nôn, nôn nhiều
  • Tăng độ nhạy cảm với ánh sáng
  • Tê ở cổ và mặt
  • Đau ở một hoặc cả hai bên thái dương

Cách khắc phục đau đầu do thời tiết thay đổi

Dưới đây là một số cách để tránh đau đầu khi thời tiết thất thường.

1. Uống đủ nước

Nước chiếm phần lớn cơ thể. Tránh nguyên nhân đau đầu này bằng cách uống đủ nước. Người trưởng thành khỏe mạnh uống khoảng 6 đến 8 cốc nước, tương đương 1,5-2 lít mỗi ngày. Uống nhiều nước, nhất là khi ở ngoài trời nắng nóng hay đổ nhiều mồ hôi. Đồ uống thể thao, nước điện giải cũng có thể giúp giữ nước và duy trì cân bằng điện giải khi tập luyện trong nhà.

2. Tránh ở ngoài trời nóng

Trong những ngày nắng nóng, mọi người nên hạn chế hoạt động ngoài trời vào những giờ cao điểm và nhiệt độ nóng nhất, khoảng 12-15 giờ. Nếu ra ngoài, hãy tìm bóng râm để giảm tiếp xúc với nhiệt độ cao.

3. Mặc quần áo phù hợp

Ngoài các phụ kiện bảo vệ như mũ lưỡi trai và kính râm, mặc quần áo nhẹ, thoáng mát vào trời nắng nóng cũng có thể có lợi. Khi thời tiết lạnh, bạn nên giữ ấm cơ thể bằng cách mang gang tay, tất (vớ), khăn quàng cổ giúp tránh tiếp xúc với không khí lạnh gây đau đầu.

4. Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống cân bằng, nhiều thực phẩm có hàm lượng nước cao cũng có thể giúp ích. Bổ sung món ăn chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Thực phẩm giàu magiê có thể giúp giảm triệu chứng và ngăn đau đầu vì đây là chất làm thư giãn cơ bắp. Magiê có tác dụng ngăn chặn các thụ thể đau trong não, phòng ngừa các mạch máu bị thu hẹp gây đau đầu. Rau xanh đậm, cá, đậu nành, quả bơ, chuối cũng bổ sung cho cơ thể chất dinh dưỡng này. 

Tránh dùng quá nhiều caffeine, trà, rượu hoặc thuốc lá vì đây là những tác nhân kích thích cơn đau đầu trầm trọng hơn.

Ngoài ra các cơn đau đầu có thể xảy ra do sự thay đổi của áp suất khí quyển. Ảnh minh họa

Ngoài ra các cơn đau đầu có thể xảy ra do sự thay đổi của áp suất khí quyển. Ảnh minh họa

5. Chườm lạnh

Nếu bạn bị đau đầu do nắng nóng hoặc cảm thấy nhiệt độ cơ thể tăng cao, hãy chườm lạnh bằng đá để đưa nhiệt độ cơ thể về mức bình thường. Trong một số trường hợp, tắm nước ấm hoặc tắm vòi sen có thể giảm cơn đau đầu do thay đổi thời tiết. Ngâm hoặc tắm trong bồn nước ấm tạo cảm giác thoải mái hơn.

6. Tập thể dục phù hợp

Hoạt động thể chất có thể tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy tăng nồng độ các chất hóa học kích thích cảm giác dễ chịu trong não. Điều này góp phần ngăn chặn các tín hiệu đau. Đi bộ, đạp xe, bơi lội là những bài tập phù hợp.

7. Không nên lạm dụng thuốc giảm đau

Bạn chỉ nên sử dụng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ khi có các cơn đau đầu dữ dội liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm. Việc lạm dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, gây tình trạng "nhờn" thuốc.

8. Giảm căng thẳng và stress

Hãy tìm các phương pháp giảm căng thẳng như thiền, hít thở sâu, hay thực hiện các hoạt động giải trí như đọc sách, nghe nhạc, thể thao.

Xem thêm video được quan tâm:

Chảy nước dãi khi ngủ kèm điều này, Coi chừng đột quỵ | SKĐS


BS. Vũ Tú
Ý kiến của bạn