Hà Nội

Vì sao du lịch tự sát phát triển ở Thụy Sĩ?

21-08-2014 13:37 | Quốc tế
google news

SKĐS - Một nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Y khoa Đức cho biết, số người nước ngoài tới Thụy Sĩ theo con đường du lịch với mục đích tự sát đã tăng gấp đôi trong vòng 4 năm trở lại đây.

Trong năm 2012, có tới 172 người kết thúc cuộc sống của mình ở Thụy Sĩ trong khi vào năm 2009 con số này chỉ là 86 người, họ chủ yếu đến từ Đức và Anh. 2/3 người đến Thụy Sĩ theo con đường du lịch để tự tử là từ 2 quốc gia này.

Vì sao lại có hiện tượng như vậy? Ở Thụy Sĩ việc hỗ trợ kết thúc cuộc sống được hợp pháp hóa từ năm 1940, theo đó người hỗ trợ cho các trường hợp “tự sát” chỉ cần là người không có lợi ích trực tiếp từ cái chết của người đó.

Mặc dù cái chết hợp pháp cũng tồn tại ở Hà Lan, Luxembourrg, Bỉ và một số tiểu bang ở Mỹ, nhưng nó vẫn là một hoạt động bất hợp pháp tại nhiều quốc gia khác. Đó là nguyên nhân mà rất nhiều người mắc bệnh nan y ở các quốc gia đi du lịch tới các nước cho phép “tự sát” – nơi mà người bệnh được hỗ trợ để “qua đời” mà không sợ liên lụy tới những người thân cũng như các bác sĩ của họ.

Lựa chọn được chết êm ái, không phải chịu thêm những đau đớn về thể xác và tinh thần do bệnh tật dày vò đã và đang là nhu cầu có thật. Chỉ cần một liều thuốc, hay một mũi tiêm, khách hàng sẽ toại nguyện về với cái chết. Trước đó họ phải được xác nhận mắc bệnh nan y, được gia đình đồng ý, cũng như bản thân người bệnh xác nhận muốn kết liễu cuộc đời. Tuy nhiên các nhà lập pháp cho rằng nó vô nhân đạo bởi nhiều bệnh nhân mắc bệnh vẫn có cơ hội kéo dài sự sống, hay bệnh tật của họ khiến họ không đủ nhận thức hành vi tự tử của mình.

Theo nghiên cứu mới công bố, gần một nửa các trường hợp muốn hỗ trợ tự tử (trợ tử) là những người mắc các bệnh về thần kinh như thần kinh vận động, Parkinson, bệnh đa xơ cứng… Nó đã gây nên các vụ tranh luận kịch liệt từ các tòa án ở Anh, Pháp, Tòa Nhân quyền châu Âu. Liệu những người mắc bệnh về thần kinh có đủ tỉnh táo để quyết định số phận của mình, hay là một chiêu trò để người thân giải thoát khỏi người nhà bệnh tật.

Sự gia tăng số lượng các vụ tự tử ở nước ngoài thậm chí đã gây nên sự tranh luận kịch liệt ở Thụy Sĩ, thậm chí sau đó một số bang đã cấm chuyện này. Không lâu sau đó Quốc hội Thụy Sĩ lại bỏ phiếu cấm thắt chặt việc “trợ tử”.

Từ năm 2008 – 2012 có 611 người ở 31 quốc gia đã tìm đến Thụy Sĩ để được giúp đỡ về bên kia thế giới, độ tuổi trung bình của họ là 69 tuổi. Gần một nửa trong số này là người Đức, 20% từ Anh, sau đó là các quốc gia Pháp, Italia.

Đến nay du lịch tự sát vẫn là một ngành công nghiệp được thừa nhận, mặc dù ranh giới giữa tính nhân đạo hay phi đạo đức vẫn còn rất mong manh…

Trần Hải

(Theo The Sydney Morning Herald)

 

 


Ý kiến của bạn