Vì sao điều trị bệnh gout mãi không khỏi?

25-09-2023 15:39 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Bệnh gout có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn uống, dùng thuốc điều trị thích hợp. Tuy nhiên, thực tế lâm sàng có nhiều trường hợp điều trị gout, nhưng vẫn không kiểm soát được bệnh...

1. Tại sao bệnh gout rất dễ tái phát?

Bệnh gout là một tình trạng viêm khớp. Khi có cơn gout cấp, bệnh gây đau đớn trong khoảng thời gian từ 5 - 10 ngày, sau đó đỡ dần và hết. Cơn gout cấp tiếp theo có thể tái phát sớm hay muộn tùy thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống hàng và việc dùng thuốc.

Bệnh gout hình thành do nồng độ acid uric máu tăng lên quá mức. Acid uric là chất thải từ các mô cơ thể và thường được bài tiết qua nước tiểu. Trong nhiều trường hợp, khi lượng acid uric trong cơ thể tăng quá nhanh, thận không kịp đào thải sẽ khiến chúng kết tinh thành các tinh thể muối urat có hình kim sắc nhọn, lắng đọng tại khớp gây viêm, sưng và đau dữ dội.

Nguyên nhân acid uric tăng cao thường là do sử dụng thực phẩm giàu purine, như: Nội tạng động vật, thịt bê, thịt chó, thịt bò… Nếu chế độ ăn càng ăn nhiều purine thì càng dễ mắc gout. Chế độ ăn là nguyên nhân chính dẫn đến gout, nên nếu không kiên trì thực hiện chế độ ăn cho người bệnh và dùng thuốc điều trị theo phác đồ ngăn ngừa cơn dout cấp thì bệnh rất dễ tái phát, dẫn đến tàn phế.

Vì sao điều trị bệnh Gout mãi không khỏi? - Ảnh 1.

Bệnh Gout rất dễ tái phát nếu không thực hiện ăn kiêng và dùng thuốc đúng.

2. Thuốc điều trị bệnh gout

Bệnh gout diễn tiến từ nhẹ đến nặng. Lúc đầu jhi acid uric mới tăng cao nhưng hầu như cơ thể chưa có triệu chứng gì. Giai đoạn tiếp theo sẽ gây đau đột ngột một vài ngày rồi hết. Chính vì thế đa phần bệnh nhân ở giai đoạn này thường chủ quan không đi khám bệnh để có phác đồ điều trị phù hợp. 

Ở giai đoạn này thậm chí là chưa cần dùng thuốc mà chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn là đã có thể giúp bệnh thoái lui. Khi để bệnh tiến triển tiếp thì khi cơn gout cấp xuất hiện sẽ khiến bệnh nhân đau đớn mới đi khám và điều trị.

Thuốc điều trị cơn gout cấp:

Thuốc giảm đau chống viêm không steroid: Một số thuốc trong nhóm này được lựa chọn như: Diclofenac, naproxen, piroxicam, meloxicam, celecoxib. Thuốc thường được kê dùng từ 3-7 ngày, không dùng các thuốc này trên 2 tuần. Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ viêm loét dạ dày thì nên dùng thuốc chọn lọc trên COX-2 như meloxicam, celecoxib và sử dụng thêm PPI như omeprazol để phòng ngừa taacs 

- Colchicin: Là lựa chọn thứ 2, nên dùng trong 24 giờ đầu để đạt hiệu quả cao. Thuốc có thể chỉ định liều cao trong 1-2 ngày đầu, sau đó giảm liều và dùng liều duy trì cho đến khi hết đau hoàn toàn và xét nghiệm acid urid máu ổn định ở mức cho phép (< 300mml/dL, hay 5mg/dL). 

Colchichin mặc dù giúp giảm đau trong cơn gout cấp tốt, nhưng có thể gây khó tiêu, sốt nhẹ, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chảy máu dạ dày - ruột, viêm thần kinh ngoại biên, nổi ban, tổn thương gan, thận.

- Corticoid: Là lựa chọn chỉ khi hai thuốc trên không hiệu quả hoặc chống chỉ định với bệnh nhân. Corticoid sử dụng trong thời gian ngắn, thuốc được sử dụng là methylprednisolon (hoặc prednisolon) dùng trong 3-4 ngày, sau đó giảm liều dần và ngưng thuốc sau 2 tuần hoặc có thể tiêm tại khớp methylprednisolon acetat 20-40 mg ngày 1 khớp. Lưu ý corticoid nên uống 1 lần lúc 8 giờ sáng, giảm liều từ từ.

- Thuốc hạ và duy trì nồng độ acid urid: Nguyên tắc dùng thuốc bắt đầu ở liều thấp nhất, nếu không hiệu quả sẽ tăng dần liều tới khi thuốc có hiệu quả. Trong đó gồm các thuốc:

+ Thuốc giảm tổng hợp acid uric allopurinol hoặc febuxostad có thể dùng kết hợp với allopurinol hoặc thay thế khi bệnh nhân bị dị ứng alllopurinol.

+ Thuốc tăng thải acid uric probenecid hoặc sulfinpyrazone. 

Lưu ý: Các thuốc điều trị hạ và duy trì nồng độ acid urid ở giới hạn cho phép để tránh cơn gout cấp cần sử dụng liên tục, không ngắt quãng. 

 - Chế độ sinh hoạt: Chế độ sinh hoạt là yếu tố rất quan trọng trong điều trị bệnh gout. Trong đó giảm cân (với trường hợp thừa cân, béo phì), hạn chế ăn giàu protid, hạn chế uống rượu. Một điều rất quan trọng nhưng ít người để ý, đó là uống nhiều nước cũng giúp hạn chế bệnh.

3. Vì sao điều trị bệnh mãi không khỏi?

Như trên đã nêu, bệnh chưa có thuốc chữa dứt điểm, nhưng chữa để giảm đau và phòng ngừa tái phát là hoàn toàn có thể.

Về bản chất điều trị chỉ nhắm vào 2 vấn đề chính: Một là ăn uống, sinh hoạt khoa học để cắt nguyên nhân gây bệnh. Hai là dùng thuốc để giảm đau, kháng viêm… Chỉ cần tuân thủ điều trị đúng và khoa học là hoàn toàn có thể khống chế được bệnh và sinh hoạt bình thường.

Nghe thì đơn giản như vậy, nhưng lại cần có sự quyết tâm rất lớn từ người bệnh. Bởi thay đổi thói quen, nhất là việc phải thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem là rất khó thực hiện với rất nhiều người. Đây là nguồn cơn của việc điều trị gout thất bại.

 Ngoài ra rất nhiều người có những suy nghĩ sai lầm trong việc dùng thuốc điều trị, khiến bệnh không được cải thiện mà ngày càng trầm trọng hơn.

Trong đó có các nguyên nhân:

- Lạm dụng thuốc giảm đau và thuốc hạ acid uric: Khi dùng thuốc giảm đau, thuốc hạ acid uric sẽ giúp người bệnh gout cảm thấy dễ chịu trong cơn đau, nên dễ bị lạm dụng nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau, thuốc hạ acid uric trong thời gian dài còn dễ gây nhờn thuốc. Khi nhờn thuốc thì sẽ không còn hiệu quả điều trị mà còn khiến người bệnh có nguy cơ mắc thêm các bệnh khác do dùng thuốc như gan, thận, dạ dày, tá tràng…

Vì sao điều trị bệnh Gout mãi không khỏi? - Ảnh 3.

Việc dùng thuốc điều trị Gout cần phải kiên trì, đúng theo phác đồ để ngăn ngừa cơn Gout cấp.

- Sử dụng kháng sinh: Nhiều bệnh nhân cho rằng khi sử dụng kháng sinh có thể điều trị gout, nhưng kháng sinh không có hiệu quả trong điều trị cơn đau do gout và càng không giúp làm hạ nồng độ acid uric.

- Điều trị sai: Trước đây, bệnh gout thường gặp ở tuổi trung niên trở ra, nhưng ngày nay, bệnh hường gặp ngay cả ở người trẻ tuổi. Do đó không ít người trẻ tuổi bị gout đã chủ quan không đi khám bệnh mà tự mua thuốc về điều trị đau khớp thông thường. Đây chính là lý do khiến bệnh ngày càng trầm trọng, khó chữa.

- Tiếp tục sử dụng thực phẩm giàu nhân purine: Khi giai đoạn cơn gout cấp qua đi, nhiều bệnh nhân lại quên mất cơn đau. Hoặc cho rằng đã có thuốc để giảm nồng độ acid uric và thuốc giảm đau nên cứ thoải mái ăn uống không kiểm soát. Sai lầm này khiến bệnh gout tái phát nhanh và mức độ đau cũng nặng nề hơn rất nhiều.

- Chỉ điều trị ngắn hạn: Việc dùng thuốc ngăn ngừa cơn gout cấp là phải dùng lâu dài, liên tục… Tuy nhiên, đa số bệnh nhân chỉ điều trị trong thời gian ngắn, khi thấy giảm đau là ngừng thuốc. Một số người lo lắng tác dụng phụ của thuốc nên cũng tự ý bỏ thuốc. Điều này sẽ khiến bệnh càng tái phát thường xuyên hơn.

Mời độc giả xem thêm video:

Những điều cần biết về bệnh Gout cấp | SKĐS

BS.Nguyễn Thanh Ngọc
Ý kiến của bạn