Vì sao cơ thể chúng ta đau?

25-01-2018 15:46 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Đau có thể không đe doạ đến sự sống nhưng lại là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng lớn hiện nay. Đau là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh đi khám, nhập viện và sử dụng nhiều dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và xã hội khác. Đau là nguyên nhân dẫn đến sự tàn phế và mất khả năng lao động, mất việc làm.

Tại sao đau?

Đơn vị Chống đau của Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An được thành lập nhằm mục đích thúc đẩy hiệu quả điều trị một số bệnh lý chuyên sâu về cơ xương khớp, thần kinh như: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, đau dây thần kinh tọa, di chứng đột quỵ não..vv... đồng thời giúp giảm nhẹ sự đau đớn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh bằng cách phối hợp nhiều phương pháp điều trị hiện đại và tiên tiến.

GS Nguyễn Văn Chương, Chủ tịch Hội chống đau Hà Nội trực tiếp đào tạo, chuyển giao cho cán bộ đơn vị chống đau

Với việc thành lập Đơn vị Chống đau tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An  giúp người bệnh có bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp, thần kinh...có thể điều trị bệnh ngay tại địa phương, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho người dân. Với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ các y bác sỹ được đào tạo chuyên sâu về nội khoa sẽ là địa chỉ uy tín và đáng tin cậy cho tất cả người dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận.

Ở các quốc gia, đau là một gánh nặng lớn cho hệ thống y tế, kinh tế và xã hội. Chính vì thế ở các cơ sở y tế đều có những chuyên gia chống đau, giúp người bệnh hồi phục và xoa dịu những cơn đau.

Một số nguyên nhân thông thường có thể dẫn đến hiện tượng đau mỏi toàn thân là do vận động quá mức, chơi thể thao cường độ cao, do tư thế nằm ngồi không đúng, do ít vận động hay do thời tiết thay đổi (lạnh sâu hay đi mưa bị ướt),… Những người làm văn phòng, ngồi trong phòng điều hòa trong thời gian dài và nhiệt độ thấp cũng rất hay gặp phải hiện tượng đau nhức mỏi toàn thân do cơ thể bị nhiễm phong hàn, khí huyết lưu thông kém. Những nguyên nhân này sẽ khiến cho các cơ trên cơ thể bị căng cứng, gây nhức mỏi, khó chịu. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, thông thường là từ 1 – 3 ngày.

Nếu bạn đang có hiện tượng đau nhức toàn cơ thể kéo dài thì khả năng cao đây là biểu hiện của một bệnh lý phức tạp hơn. Tình trạng đau nhức này có thể do các bệnh liên quan đến dây thần kinh hay cơ xương khớp gây ra, phổ biến là đau dây thần kinh tọa, viêm đa khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh, đau dây thần kinh ngoại biên,… Ngoài ra, nhức mỏi toàn cơ thể cũng có thể do sự rối loại của hệ thần kinh, hệ nội tiết,… Với những nguyên nhân này, cơn đau sẽ kéo dài, thường xuyên và việc điều trị là yêu cầu bắt buộc. Trong nhiều năm công tác, Th.s Thái Thị Xuân, Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An cho biết rất ấn tượng với trường hợp của bà N.T.T, 68 tuổi, Đô Lương, Nghệ An. Bà nhập viện trong tình trạng tỉnh táo, đau nhiều vùng cột sống thắt lưng lan xuống mặt sau đùi, mông và khoeo chân bên phải,  không có khả năng  đứng và đi lại, sinh hoạt được, mọi hoạt động cá nhân  đều do người nhà trợ giúp, những cơn đau dữ dội đã khiến người bệnh mất ngủ triền miên mặc dù đã được dùng thuốc an thần theo chỉ định của thầy thuốc. Người bệnh cho biết: Đã được điều trị một liệu trình tại một cơ sở y tế lớn nhưng tình trạng bệnh đã không thuyên giảm, cô đã xin chuyển tuyến xuống Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. Sau khi thăm khám, cô đã được bác sĩ chỉ định chiếu, chụp từ cột sống thắt lưng, kết quả chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng của người bệnh có hình ảnh: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4-L5,L5-S1 có chèn ép bao rễ thần kinh.

Trong quá trình điều trị cho người bệnh các bác sĩ đã điều trị tích cực với sự thăm khám trực tiếp của GS Nguyễn Văn Chương, Thầy thuốc ưu tú, Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh học - Bệnh viện Quân Y 103 - Học viện Quân y - Ủy viên ban chấp hành Hội Thần kinh học Việt Nam - Chủ tịch Hội Chống đau Hà Nội, vài ngày sau người bệnh đã tự đứng dậy và đi lại được, đỡ đau hơn nhiều.

Cảnh giác với các cơn đau

Từ những yêu cầu thực tiễn, đơn vị chống đau của Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An được thành lập với sự giúp đỡ trực tiếp về chuyên môn của GS Nguyễn Văn Chương với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh và giảm gánh nặng cho toàn xã hội.

Nhờ sự giúp đỡ về chuyên môn của GS Nguyễn Văn Chương, các phương pháp chăm sóc giảm nhẹ các cơn đau của đơn vị chống đau rất đa dạng, như điều trị nâng đỡ giúp sức khỏe người bệnh cải thiện, tập trung điều trị giảm triệu chứng, giảm đau đớn, phục hồi chức năng cho những bệnh nhân có biến chứng, chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp người bệnh dễ ăn và kiểm soát tác dụng phụ, vv… Phương pháp này cũng là một biện pháp giúp những gia đình bận rộn bởi họ không phải dành thời gian quá nhiều, mà vẫn chăm sóc được người thân một cách tốt nhất.

Chỉ trong thời gian ngắn được thành lập, đơn vị chống đau của bệnh viện đã đón nhận và điều trị cho gần 400 bệnh nhân. Nhóm tuổi hay gặp các cơn đau là từ 40-50, với tuổi trung bình là 42,6±23,1, nhóm tuổi <30 chiếm tỷ lệ thấp nhất, kết quả này cũng phù hợp với cơ chế bệnh sinh khi con người ở độ tuổi trên 40 có sự thoái hoá cột sống, độ tuổi này cũng là lực lượng lao động chính của xã hội, phải làm việc với cường độ cao, mang vác nặng nên biểu hiện đau gặp tỷ lệ cao.

Đơn vị chống đau mới được thành lập nhưng đã chiếm được lòng tin của người bệnh

Các cơn đau thường xuất hiện vùng thắt lưng, chi dưới chiếm tỷ lệ cao nhất với 55,05%. Chúng ta  đều biết, thắt lưng là bản lề vận động chính của cơ thể kèm theo nữa là luôn phải mang trong lượng gần như của toàn bộ cơ thể vì vậy đoạn cột sống thắt lưng sẽ thoái hóa nhiều và nhanh hơn các phần khác của cơ thể, và đó là lời giải thích hợp lý cho tỷ lệ đau kể trên của cột sống thắt lưng.

Tiếp đến là vị trí đau vùng vai, chi trên chiếm tỷ lệ 34,46%, một cơ chế tương tự cột sống thắt, cột sống cổ cũng là bản lề vận động quan trọng. Mỗi ngày con người thực hiện khoảng 600 vận động của đầu - cổ, đây là một con số rất lớn. Vận động nhiều cũng là cột sống cổ nhanh thoái hóa và gây tỷ lệ đau vai- tay tương đối cao. Đau vùng đầu chiếm tỷ lệ thấp nhất là 10,49 %.

55,05% bệnh nhân có cường độ đau nặng và rất nặng (VAS: 7-10), cường độ vừa chiếm tỷ lệ 44,95%. Không có trường hợp đau nhẹ. Các bệnh nhân đến với đơn vị chống đau đều đã phải chịu những cơn đau nặng nề, kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt và lao động. Nhiều bệnh nhân đi chữa ở nhiều nơi không đỡ.

Hầu hết các bệnh nhân đến viện khi đã trải qua một thời gian điều trị thuốc uống không có hiệu quả. Từ đó cho thấy, các bệnh nhân  chưa có ý thức chữa bệnh sớm và hệ thống chữa các chứng đau không hiệu quả nên bệnh nhân buộc phải chịu đau đớn kéo dài.

Sau khi điều trị tại đơn vị chống đau, Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An, cho thấy kết quả khả quan, bệnh nhân khi ra viện giảm đau đạt tỷ lệ rất cao, hầu hết các bệnh nhân khi được khảo sát đều cảm thấy hài lòng. Mức độ đau giảm đáng kể,tỷ lệ bệnh nhân hết đau và giảm đau ở mức độ nặng và rất nặng chiếm tỷ lệ cao. Tất cả đều đã đạt mục tiêu điều trị, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, khả năng lao động cho bệnh nhân, đồng thời cũng góp phần giảm gánh nặng cho xã hội.

Với những thành công ban đầu, đơn vị chống đau được bệnh viện trang bị đầy đủ bàn ghế và giường khám bệnh, các dụng cụ thủ thuật và các trang thiết bị chống đau như: máy điện xung, điện phân, hồng ngoại, sóng ngắn, siêu âm điều trị, hệ thống kéo giãn.

Mỗi nhân viên của đơn vị chống đau đều hành động theo nguyên tắc: “ Tác phong chuyên nghiệp – Chăm sóc ân cần – Thực hành hiệu quả”, đem lại niềm vui cho người bệnh.


BS. Lê Kiên
Ý kiến của bạn