Vì sao cần phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống?

14-12-2024 18:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Sau phẫu thuật cột sống, việc phục hồi chức năng sẽ giúp thúc đẩy nhanh tiến trình hồi phục của người bệnh và cũng là yếu tố quan trọng giúp lấy lại khả năng vận động linh hoạt cho người bệnh.

Từ Hàn Quốc nam thanh niên quyết định về Việt Nam phẫu thuật cột sốngTừ Hàn Quốc nam thanh niên quyết định về Việt Nam phẫu thuật cột sốngSKĐS - TS.BS Nguyễn Vũ, Phó trưởng khoa Ngoại thần kinh, Cột sống và Chấn thương chỉnh hình, BV Đại học Y Hà Nội cho biết: bệnh viện vừa thực hiện thay đĩa đệm qua lỗ liên hợp bằng ống nong và bắt vít qua da (phương pháp phẫu thuật MIS TLIF) cho bệnh nhân N.H.L, (Hà Nội) làm nghề cơ khí tại Hàn Quốc được 2 năm.

Khi nào cần phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống?

Người bệnh có thể thực hiện phục hồi chức năng ngay 24 giờ sau phẫu thuật đầu tiên là các bài tập vận động tay chân và xoay trở tại chỗ. Những ngày tiếp theo cho đến 2 tuần đầu sau mổ vẫn tập vận động tay chân và tập đi đứng cho đến khi cắt chỉ.

Sau phẫu thuật cột sống việc phục hồi chức năng sẽ giúp thúc đẩy nhanh tiến trình hồi phục của người bệnh. Ảnh minh họa

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống sẽ giúp thúc đẩy nhanh tiến trình hồi phục của người bệnh. 

Từ tuần thứ 3 cho đến tuần 12 sau phẫu thuật có thể làm các công việc nhẹ nhàng không có tăng áp lực lên vị trí cột sống phẫu thuật. Từ tháng thứ 4 trở đi có thể làm công việc bình thường trừ mang vác nặng và các động tác lao động phải cúi cột sống nhiều. 

Ý nghĩa của việc phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống

  • Tăng cường sức mạnh các cơ xung quanh vị trí phẫu thuật.
  • Tăng cường sức khỏe cho cột sống sau thời gian dài tổn thương.
  • Hạn chế tình trạng tái phát hoặc xuất hiện các biến chứng sau phẫu thuật.
  • Rút ngắn thời gian để người bệnh quay trở lại trạng thái sinh hoạt bình thường.
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng và cơn đau hậu phẫu.

Sau phẫu thuật, người bệnh có thể nằm viện theo dõi khoảng 1 – 3 ngày hoặc lâu hơn nếu thực hiện phẫu thuật hợp nhất cột sống. Quá trình nghỉ ngơi có vai trò quan trọng đối với sự hồi phục của người bệnh sau phẫu thuật.

Trong suốt quá trình thực hiện các bài tập phục hồi chức năng sau mổ cột sống, nếu cảm thấy đau nhiều hơn, mỏi nhiều hơn hoặc xuất hiện tê tăng lên thì nên giảm thời gian tập, số lần thực hiện động tác xuống hoặc chia nhiều lần tập hơn nhưng thời gian một lần tập ít hơn.Thời gian tập phục hồi chức năng còn tùy thuộc vào mức độ phục hồi và khả năng đáp ứng của từng người, có thể 1-2 tháng sau phẫu thuật và tốt nhất là tập dưới hướng dẫn của bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

Sau phẫu thuật, người bệnh có thể nằm viện theo dõi khoảng 1 – 3 ngày hoặc lâu hơn nếu thực hiện phẫu thuật hợp nhất cột sống. Ảnh minh họa

Tập phục hồi chức năng tốt nhất là tập dưới hướng dẫn của bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Ảnh minh họa

Những lưu ý khi thực hiện các bài tập phục hồi chức năng

Các bài tập phục hồi chức năng được xây dựng và hướng dẫn cụ thể bởi bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên nghiệp dựa trên tình trạng của bạn sau phẫu thuật, có thể thay đổi trong quá trình tập tùy vào khả năng đáp ứng của cơ thể và nỗ lực của bệnh nhân. Các bài tập bao gồm:

  • Tập vận động có trợ giúp và chủ động: Giúp làm mềm cơ, tăng sức mạnh cơ xương khớp, chống dính khớp sau mổ, khôi phục vận động sớm, tránh tình trạng lở loét do nằm lâu.
  • Điều trị bằng tĩnh điện trường: Giúp giảm đau, chống viêm, giảm phù nề, tăng tuần hoàn máu.
  • Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý: Hạn chế lên xuống cầu thang trong 2-3 tuần sau mổ, không cúi người bê vác….
  • Thời gian tập phục hồi chức năng còn tùy thuộc vào mức độ phục hồi và khả năng đáp ứng của từng người, có thể 1-2 tháng sau phẫu thuật và tốt nhất là tập dưới hướng dẫn của bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên nghiệp.

Những lưu ý khi tập:

  • Luôn mang nẹp tại vị trí mổ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tập luyện với các dụng cụ hỗ trợ chuyên dụng.
  • Tuân thủ đúng thời gian và cường độ tập luyện theo mỗi giai đoạn mà bác sĩ tư vấn, tránh tập gắng sức vì có thể gây ảnh hưởng xấu tới vết mổ.
  • Trong 4 tuần đầu sau mổ, tránh một số hoạt động như cúi gập người, nâng tạ, lái xe…
  • Tránh tạo áp lực lên lưng: Không uốn cong thắt lưng trước 4 tuần sau phẫu thuật, không nâng vác vật nặng trên 2.5kg, không xoay vặn người…
  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, hỗ trợ tốt cho sự phục hồi của cơ thể sau mổ.
  • Tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ.
  • Chú ý những dấu hiệu cảnh báo biến chứng gồm: sốt cao, ớn lạnh, sưng tấy, chảy máu và chảy dịch ở vết mổ…cần thông báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời.
  • Tránh ngồi quá lâu trong vài tuần đầu sau mổ, tốt nhất nên ngồi một lúc rồi đứng lên di chuyển để máu lưu thông.
  • Cần kiên nhẫn khi tập.
  • Tránh vội vã hoặc thực hiện bài tập quá sức, tập với tốc độ quá nhanh, gây ảnh hưởng xấu tới cột sống.

Xem thêm video được quan tâm

Phụ nữ mang thai ăn mặn sẽ dẫn đến những nguy cơ gì? | SKĐS


Bs Nguyễn Thanh
Ý kiến của bạn