Vì sao cần phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não?

30-10-2024 11:19 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS - Sau chấn thương sọ não, một số bệnh nhân có thể may mắn hồi phục hoàn toàn trong khi một số khác lại bị di chứng yếu một phần cơ thể. Việc phục hồi chức năng cho người bệnh chấn thương sọ não rất quan trọng.

Chấn thương sọ não và những di chứng đáng sợChấn thương sọ não và những di chứng đáng sợ

Chấn thương sọ não (CTSN) là loại tai nạn phổ biến ở mọi quốc gia, thường xảy ra ở những nước công nghiệp, nhất là các nước đang phát triển do sự gia tăng mật độ dân số,

Chấn thương sọ não có thể chữa được, tùy mức độ. Phản ứng nhanh, nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường từ đó kịp thời đi khám, áp dụng cách điều trị chấn thương sọ não, phục hồi chức năng phù hợp sẽ giúp người bệnh hồi phục và sinh hoạt bình thường trở lại.

Phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não cần phải được tiến hành ngay khi bệnh nhân đang ở trong giai đoạn hồi sức tích cực và cần thay đổi phù hợp với từng giai đoạn bệnh.

Sau chấn thương sọ não, một số bệnh nhân có thể may mắn hồi phục hoàn toàn trong khi một số khác lại bị di chứng yếu một phần cơ thể.

Sau chấn thương sọ não, một số bệnh nhân có thể may mắn hồi phục hoàn toàn trong khi một số khác lại bị di chứng yếu một phần cơ thể.

Mục đích của việc điều trị chấn thương sọ não

Dựa trên mức độ nặng hay nhẹ của chấn thương, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp hữu hiệu để làm sao giúp người bệnh giảm di chứng để lại, hồi phục tối đa.

  • Đối với trường hợp nặng cần được thực hiện ngay lập tức vì chấn thương dễ để lại biến chứng, di chứng nghiêm trọng. Ưu tiên hàng đầu khi điều trị là đảm bảo người bệnh được cung cấp đủ oxy và nguồn máu lưu thông não, duy trì huyết áp. Sau đó tùy theo vị trí chấn thương mà bác sĩ đưa ra cách điều trị phù hợp.
  • Hai phương pháp chụp phổ biến là: CT và cộng hưởng từ (MRI) được bác sĩ áp dụng cho các bệnh nhân chấn thương sọ não nặng.
  • Đối với chấn thương nhẹ, người bệnh chủ yếu cần nghỉ ngơi, theo dõi các triệu chứng tại nhà và uống thuốc theo chỉ định bác sĩ. Người bệnh tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương, thay đổi cách điều trị phù hợp.
  • Không nên làm việc hoạt động trở lại quá sớm: Thông thường, chấn thương sọ não nhẹ sẽ chữa hết sau 3 tuần. Việc sinh hoạt hay hoạt động mạnh lại quá sớm có thể gây nguy hiểm hoặc khiến tốc độ phục hồi chậm hơn.

Vì sao cần phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não?

  • Phòng ngừa biến dạng co rút ở tay và chân do teo cơ và cứng khớp.
  • Cải thiện khả năng vận động, phối hợp động tác, sức cơ.
  • Hồi phục khả năng tự giữ thăng bằng khi ngồi, khi thay đổi tư thế.
  • Cải thiện khả năng tự xoay xở lăn lật trên giường, ngồi dậy, đứng lên và ngược lại.
  • Cải thiện khả năng điều khiển dáng đi, điều chỉnh tư thế.

Khả năng hồi phục của bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ, vị trí của tổn thương trong não và khả năng đáp ứng với quá trình luyện tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên nhìn chung, để quá trình phục hồi diễn ra hiệu quả cần có sự phối hợp ăn khớp, kiên trì trong thời gian dài giữa bệnh nhân, người chăm sóc và nhân viên tập vật lý trị liệu.

Khả năng hồi phục của bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như mức độ, vị trí của tổn thương trong não và khả năng đáp ứng với quá trình luyện tập vật lý trị liệu. Ảnh minh họa

Để quá trình phục hồi diễn ra hiệu quả cần có sự phối hợp ăn khớp, kiên trì trong thời gian dài giữa bệnh nhân, người chăm sóc và nhân viên tập vật lý trị liệu. Ảnh minh họa

Cách phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não

  • Tư thế thích hợp sẽ đem lại sự thoải mái cho người bệnh và phòng ngừa những biến chứng như co cứng, co rút, biến dạng khớp hay loét do tì đè.
  • Luyện tập kéo duỗi nhằm mục đích duy trì độ dài của cơ để cơ không bị co rút và duy trì vận động bình thường. Kéo duỗi cũng giúp giảm chuột rút và đau nhức do co cơ trên các chi.
  • Luyện tập đi lại. Cần phải hỗ trợ bệnh nhân đi lại với tư thế cân bằng ở cả hai bên cơ thể, phối hợp nhịp nhàng hai chân. Đừng bao giờ thúc giục hay khiến người bệnh phải vội vàng, hấp tấp. Cần phải hỗ trợ bệnh nhân đi lại với tư thế cân bằng ở cả hai bên cơ thể, phối hợp nhịp nhàng hai chân.
  • Phục hồi các chức năng cơ bản khác chính là hoạt động tự chăm sóc bản thân: tắm rửa, thay quần áo, chải tóc, vệ sinh cá nhân, đánh răng…
  • Phục hồi khả năng làm việc. Người bệnh sau chấn thương sọ não nếu di chứng không nặng nề vẫn có thể lao động được như người bình thường hoặc làm những công việc đơn giản như: việc nhà, trông giữ trẻ... Bệnh nhân nên đến những trung tâm giám định sức khỏe để được đánh giá năng lực và tìm kiếm một công việc phù hợp với bản thân mình.
  • Phục hồi chức năng trong giai đoạn tái hòa nhập cộng đồng. Hướng dẫn người nhà bệnh nhân hỗ trợ tập luyện các bài tập vận động trị liệu tại nhà. Hỗ trợ tâm lý cho cả bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
  • Nếu việc phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não diễn ra đúng quy trình theo từng giai đoạn, tuân theo sự hướng dẫn và giám sát của các chuyên gia y tế thì quá trình hồi phục của bệnh nhân sẽ diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.

Xem thêm video được quan tâm:

Tập thể dục buổi chiều có thể giảm nguy cơ bệnh tim | SKDS


BS. Nguyễn Thanh Tùng
Ý kiến của bạn