Vì sao cần giải cảm - giảm ho ngay khi trẻ mới chớm bệnh?

30-10-2020 14:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Kệ con tự khỏi hoặc “dập” ngay bằng nhiều loại thuốc khi chớm sổ mũi, húng hắng ho đều là cách xử trí sai của nhiều phụ huynh, dễ khiến bệnh của trẻ chuyển biến nhanh, dễ tái phát và ảnh hưởng tới sự phát triển hệ miễn dịch của bé.

Vì sao trẻ dễ bị cảm ho?

Theo Phó giáo sư Phùng Hòa Bình, nguyên trưởng bộ môn Dược cổ truyền, Đại học Dược Hà Nội, cảm ho là từ dân gian dùng chỉ các chứng ho do cảm - thường liên quan tới yếu tố thời tiết. Trẻ nhỏ rất dễ mắc tình trạng này do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, cơ thể chưa đủ khả năng thích ứng với những thay đổi của môi trường như khí hậu, nhiệt độ - các yếu tố thường xâm nhập trực tiếp và đầu tiên là vào đường hô hấp, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây các viêm nhiễm ở vùng mũi, họng của trẻ với biểu hiện sổ mũi, hắt hơi, ho…

PGS. TS. Lương y Phùng Hòa Bình, nguyên Trưởng bộ môn dược cổ truyền, Đại học Dược Hà Nội

Cảm ho - bệnh thông thường, sao phải xử lý ngay khi mới chớm?

Theo Đông y, nếu không xử lý sớm và dứt điểm, cảm mạo xâm nhập vào sâu trong cơ thể có thể trở thành đầu mối của nhiều loại bệnh khác nhau như viêm phổi, cảm thương hàn…

Trong sách Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh, Đại danh y Lê Hữu Trác lưu ý: Cảm phải được xử lý triệt để, nếu không bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần. Nếu giải cảm sớm thì cơ thể sẽ tự khắc hồi phục. Khi cảm không được giải, phong tà sẽ lưu lại trong cơ thể, dẫn đến tổn thương phế, tỳ, vị, gây nên các triệu chứng ho, ho có đờm, viêm phế quản, cơ thể yếu, suy kiệt…

Theo Y học hiện đại, mũi là cửa ngõ của hệ thống hô hấp, khi gặp lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tăng tiết dịch ở niêm mạc mũi, gây tình trạng ngạt mũi, chảy nước mũi trong… Các triệu chứng này cần được theo dõi sát sao trong 48 tiếng. Lý do là, bệnh có thể chuyển biến rất nhanh, tùy thể trạng của trẻ cũng như mức độ nguy hiểm của các yếu tố bên ngoài tác động (như điều kiện thời tiết, loại virus…).

Vậy thời điểm nào là tốt nhất để đẩy lùi các triệu chứng cảm ho cho trẻ?

Theo Phó giáo sư Phùng Hòa Bình, giải pháp đối với tất cả các bệnh, dù trẻ em hay người lớn: Xử lý càng sớm càng tốt để hiệu quả cao, nhanh khỏi và an toàn. Ở người khỏe, người đã trưởng thành, khi bị virus, vi khuẩn xâm nhập hoặc thời tiết thay đổi thì cơ thể tự chống đỡ được do các hệ thống thần kinh trung ương, hệ miễn dịch, hệ nội tiết… tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường. Ở trẻ em, bệnh có thể diễn biến nhanh do hệ thống miễn dịch, tự bảo vệ của trẻ còn yếu. Từ vài tiếng ho húng hắng ban đầu có thể dẫn đến viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi, thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài của trẻ.

Trẻ chớm cảm ho, xử lý sao cho đúng

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, xử lý sớm cảm ho, sổ mũi khi mới chớm là cần thiết nhưng tuyệt đối không “chặn” bệnh bằng cách tự ý mua thuốc ho, kháng sinh về cho con dùng vì có thể vừa không hiệu quả, vừa dễ khiến trẻ gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Bác sĩ Dũng cho rằng, có đến 50-80% trẻ sẽ tự khỏi cảm ho trong vòng 2-5 ngày mà không cần dùng thuốc. Trong thời gian đó cha mẹ nên vệ sinh mũi họng, giữ ấm cho con và có thể giúp làm giảm các triệu chứng sổ mũi, ho bằng Siro ho cảm thảo dược có thành phần từ quất, húng chanh, gừng… Nếu sau 2 ngày bệnh, các triệu chứng của trẻ nặng lên, cần đi khám tại bác sĩ chuyên khoa và dùng thuốc theo hướng dẫn.

Cùng quan điểm này, Phó giáo sư Phùng Hòa Bình cho biết, giai đoạn đầu trẻ bắt đầu ho, hắt hơi sổ mũi, nên dùng các bài thuốc dân gian hay siro ho cảm thảo dược để làm ấm, giải cảm, giúp trẻ giảm ho, giảm sổ mũi, tiêu đờm, ngăn ngừa biến chứng của bệnh, đồng thời vẫn bảo vệ hệ hô hấp tiếp tục hoạt động hiệu quả.

“Với cảm ho thông thường, nhất là với trẻ em, khi chưa thật cần thiết không nên tự ý dùng thuốc. Trong khi đó, các sản phẩm nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược có tác dụng nhẹ nhàng hơn, có thể hỗ trợ giải cảm, giảm ho, giảm sổ mũi mà không làm mất phản xạ ho, đồng thời ấm họng, bổ phổi, nâng thể trạng của trẻ, dùng từ sớm còn đem lại hiệu quả vượt trội”.

Trong vốn y học cổ truyền và vốn dân gian của người Việt, y văn cổ truyền lại rất nhiều bài thuốc, vị thuốc trị ho hiệu quả.

Thực tế, trong Y học cổ truyền và bài thuốc dân gian của người Việt, ghi nhận rất nhiều vị thuốc trị cảm, ho hiệu quả.

Các vị thuốc đó hiện nay không chỉ được dùng theo kinh nghiệm truyền miệng mà còn được nghiên cứu khoa học, khẳng định rõ các hoạt chất với các tác dụng cụ thể.

Húng chanh (Tần dày lá): Vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, giải cảm. Theo sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, cao nước húng chanh có tác dụng hỗ trợ ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn.

Tinh chất Gừng tươi: Nếu như can khương (gừng khô) có vị cay, tính nóng thì sinh khương vị ôn có tính ấm, tác dụng phát tán phong hàn, được dùng xử lý cảm mạo, phong hàn, ho do cảm hàn. Dùng an toàn cho cả phụ nữ mang thai.

Quả quất (Tắc): Vị ngọt chua, tính ấm giúp hóa đảm, trị ho, dùng tốt trong các trường hợp cảm mạo phong hàn. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, quả quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu và các vitamin, có tác dụng hỗ trợ chống viêm, long đờm, giảm ho, kháng khuẩn.

Mật ong: Tác dụng như kháng sinh tự nhiên, hỗ trợ kích thích tái tạo tế bào mới, giúp làm lành nhanh các tổn thương niêm mạc họng. Các nghiên cứu tại Mỹ cho thấy tác dụng giảm ho của mật ong vượt trội Dextromethorphan - một loại thuốc giảm ho tác dụng trên trung tâm ho ở hành não.

Phát triển từ bài thuốc dân gian, với các thành phần dược liệu sạch: Quất (tắc), húng chanh (tần dày lá), cát cánh, gừng, mạch môn, mật ong… Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro ho cảm Ích Nhi không chỉ tập trung giảm ho mà còn hỗ trợ: Giải cảm, giảm hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi – gốc của bệnh đường hô hấp ở trẻ.

Sản phẩm được chứng nhận an toàn cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú.

GPQC số:00291/2020/ATTP-XNQC

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.


Ý kiến của bạn