Vì sao bạn bị chóng mặt?

25-05-2018 17:00 | Y học 360
google news

SKĐS - Trong đời người, hầu như ai cũng một lần bị chóng mặt, nhưng lại có rất ít người nhận biết được nguyên nhân để phòng tránh và chữa trị hiệu quả.

Đa số các cơn chóng mặt đều lành tính và chỉ xuất hiện thoáng qua, nhưng do xuất hiện bất thình lình với các biểu hiện như: mất thăng bằng, đứng không vững, hoa mắt, buồn nôn, ói mửa… các cơn chóng mặt có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, chất lượng sống, chất lượng công việc của người bệnh. Đặc biệt là khi người bệnh dễ bị té ngã, gặp tai nạn khi đang di chuyển trên đường.

Chính vì vậy, dù lành tính nhưng việc phòng tránh và chặn đứng các cơn chóng mặt một cách nhanh chóng luôn là việc phải làm. Hiện nay, một trong những phương pháp chặn đứng cơn chóng mặt nhanh chóng và hiệu quả nhất là sử dụng thuốc có chứa hoạt chất acetyl-DL-leucine. Đây là thuốc được các chuyên gia y khoa đánh giá là an toàn và có công hiệu mạnh nhất hiện nay mà những ai hay bị chóng mặt có thể tin dùng. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, các chuyên gia khuyến cáo mọi người chỉ nên chọn thuốc chữa chóng mặt có chứa hoạt chất acetyl-DL-leucine được sản xuất bởi các công ty dược phẩm hàng đầu thế giới.

Bên cạnh việc dùng thuốc, về lâu dài, để phòng tránh các cơn chóng mặt “ghé thăm”, người bệnh cần phải nhận biết được nguyên nhân để khắc phục. Sau đây là các nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục hiệu quả:

1. Thường xuyên bỏ bữa

Nếu bạn có thói quen bỏ bữa n, hoặc thường xuyên bận rộn đến mức không kịp ăn trong nhiều giờ thì có thể sẽ gây hạ đường huyết.

Khi ấy, bạn có thể cảm thấy đói, tay chân run rẩy và chóng mặt.

Ảnh minh họa

Cách khắc phục: Cách tốt nhất để tránh hạ đường huyết là một chế độ ăn uống đều đặn. Dù bất cứ lý do gì cũng không nên bỏ qua các bữa ăn chính. Cố gắng ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột - đường và protein.

2. Bị stress kéo dài

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây chóng mặt. Được biết, có hơn một nửa các trường hợp bị chóng mặt là do thủ phạm này.

Khi một người bị căng thẳng nhất, hơi thở của họ của thường ngắn và nông. Điều này thường tác động đến các động mạch rất lớn. Khi ấy, máu đến não và các bộ phận khác của cơ thể sẽ ít hơn. Vì vậy, nó không chỉ làm bạn cảm thấy chóng mặt mà ở một số người còn bị tê ở ngón tay và ngón chân.

Cách khắc phục: Hãy tập thói quen làm việc có kế hoạch, không để dồn việc khiến bạn dễ bị áp lực dẫn đến stress.

3. Đột ngột thay đổi tư thế

Đột ngột ngồi dậy khi đang nằm hoặc đứng lên ngồi xuống một cách quá nhanh đều có thể khiến máu trong cơ thể sẽ không kịp phản ứng (chẳng hạn như không kịp chảy lên não) và gây ra những cơn váng đầu.

Ngoài ra, cơ thể bị mất nước có thể làm cho vấn đề này tồi tệ hơn, do đó, uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày để tránh mất nước sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong trường hợp này.

Cách khắc phục: Nếu là người hay bị chóng mặt, bạn hãy chú ý không thay đổi tư thế đột ngột.

4. Phụ nữ trung niên trong giai đoạn tiền mãn kinh

Các số liệu thống kê cho thấy, phụ nữ trung niên là một trong những đối tượng dễ bị chóng mặt nhất. Đó là do cơ thể họ có sự thay đổi của kích thích tố estrogen trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Cách khắc phục: Với những đối tượng này, việc cần làm là nên uống nhiều chất lỏng và ăn nhiều bữa ăn nhỏ thường xuyên có thể giúp ổn định đường huyết, giảm tình trạng mất nước, giảm thiểu tình trạng chóng mặt khi kích thích tố thay đổi.

9. Rối loạn lo âu

Các bác sĩ một lần nữa nghĩ rằng hơi thở ngắn sẽ dẫn đến chóng mặt. Gần đây, một nghiên cứu mới cho thấy có đến 40% bệnh nhân thường xuyên lo lắng gặp những bất thường ở tai trong. Điều này có nghĩa là nó có thể là lý do gây chóng mặt.

Chẳng hạn như khi bạn đang ở trong một nhà hàng, cửa hàng tạp hóa, hoặc trung tâm mua sắm đông đúc nào đó, tầm nhìn của bạn sẽ bị ảnh hưởng, không khí xung quanh hỗn loạn vì thế có thể đây là lúc những cơn chóng mặt có thể xuất hiện một cách rất khó hiểu.

Cách khắc phục: Nếu gặp trường hợp này, bạn nên thăm khám bác sĩ để được thăm khám tình trạng tai trong của bạn.


Ý kiến của bạn