Vi phạm đường sắt gia tăng, vì sao khó xử lý?

09-04-2025 14:59 | Xã hội
google news

SKĐS - Nhiều tài xế sau khi cố tình vượt qua đoạn giao cắt có đường sắt, gây hư hỏng thiết bị đã bỏ trốn khỏi hiện trường, gây khó khăn cho công tác xử lý và truy trách nhiệm.

Nhà ngập trong bùn do sự cố đào ngầm đường sắt, mỗi hộ được hỗ trợ 1 triệuNhà ngập trong bùn do sự cố đào ngầm đường sắt, mỗi hộ được hỗ trợ 1 triệu

SKĐS - Song song với khắc phục, dọn dẹp vệ sinh bùn đất và phụ gia phun lên mặt đất tại khu vực ngõ 7 phố Giang Văn Minh, việc thi công dự án vẫn thực hiện theo kế hoạch.

Thông tin từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), thời gian gần đây, các hành vi vi phạm Luật Đường sắt diễn biến phức tạp, đặc biệt tại các đường ngang có lắp đặt hệ thống barie tự động. Nhiều trường hợp cố tình vượt rào chắn, gây thiệt hại lớn về tài sản và tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng đối với an toàn giao thông đường sắt.

Theo đó, chỉ trong tối 8/4, tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng đã ghi nhận hai vụ ô tô cố tình băng qua đường ngang trong vòng chưa đầy một giờ đồng hồ.

Tiếp đó, vào lúc 4h40 sáng 9/4, tại xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom (Đồng Nai), một ô tô đã phớt lờ tín hiệu cảnh báo và cố vượt qua đường ray khi tàu SE3 sắp chạy qua. Sự việc khiến hệ thống cần chắn bị hư hỏng nghiêm trọng.

Trước đó, vào ngày 5/4, tại tỉnh Bình Định, lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp cùng VNR đã xử lý tài xế xe tải biển kiểm soát 77H-8017 với lỗi tương tự. Người này đã không chấp hành tín hiệu cảnh báo, băng qua đường sắt khi tàu đang đến gần, dẫn đến việc làm gãy cần chắn dài 3,3 mét. Tài xế sau đó bị xử phạt hành chính 11 triệu đồng và tước giấy phép lái xe trong thời hạn 2 tháng.

Vi phạm đường sắt gia tăng, vì sao khó xử lý?- Ảnh 2.

Không ít tài xế sau khi vi phạm tại đường ngang đường sắt đã nhanh chóng rời khỏi hiện trường, né tránh trách nhiệm, khiến việc xử lý gặp nhiều khó khăn cho ngành chức năng.

Theo thống kê từ VNR, trong quý I năm nay đã có 116 vụ vi phạm do các tài xế cố tình vượt qua đường ngang giao cắt với đường sắt trên toàn quốc.

Trước tình hình trên, ngành đường sắt đã chủ động tăng cường công tác giám sát, đồng thời phối hợp với lực lượng chức năng để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, công tác xử lý hiện gặp không ít khó khăn. Nhiều tài xế sau khi gây hư hỏng thiết bị đã nhanh chóng rời khỏi hiện trường, hoặc xe mang biển số tỉnh này nhưng lại vi phạm ở tỉnh khác, gây khó khăn cho việc truy vết và xử lý.

VNR một lần nữa cảnh báo: các hành vi phớt lờ tín hiệu tại đường ngang không chỉ vi phạm pháp luật mà còn trực tiếp đe dọa tính mạng con người, gây nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông đường sắt nếu không được ngăn chặn kịp thời.

Xem thêm video được quan tâm:

Barie đường sắt bất ngờ bật mở, tàu hỏa ủn bay xe con, trách nhiệm thuộc về bên nào?



Thành Long
Ý kiến của bạn