Trong nghiên cứu này, TS. Dolores Gonzalez de Llano, Trường đại học Autonoma de Marid cùng các cộng sự đã tiến hành cô lập 11 chủng vi khuẩn từ rượu vang kể cả các chủng Lactobacillus, Oenococcus và Pediococcus hình thành trong quá trình lên men. Các nhà khoa học xem xét liệu vi khuẩn trong rượu vang có sống sót được khi tiếp xúc với dạ dày mô phỏng với nước trái cây, mật và lysozym, một loại enzym có nhiều trong nước bọt có thể làm hỏng các tế bào vi khuẩn. Kết quả cho thấy vi khuẩn trong rượu vang có thể tồn tại, thậm chí sống sót tốt hơn so với các vi khuẩn có lợi khác, đồng thời bám vào thành ruột giúp loại trừ các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt, một chủng vi khuẩn được tìm thấy trong rượu vang là P.pentosaceus CIAL - 86 có khả năng bám vào thành ruột và hoạt động hiệu quả trong việc chống lại các E.coli. Đặc tính của chúng là tạo ra axit lactic được phân lập từ rượu vang cũng tương tự như khi tiêu thụ các chế phẩm sinh học như sữa chua lên men, trái cây. TS. Dolores Gonzalez de Llano cho biết: “Mỗi ngày uống 2 ly rượu vang có thể đem lại lợi ích sức khỏe”.
Quốc Tuấn (Theo LS, 9/2014)