Vi khuẩn 'nhai' CO2 tạo ra nhựa & nhiên liệu thân thiện với môi trường

12-06-2019 19:54 | Quốc tế
google news

SKĐS - Một thành tựu đột phá kỳ diệu cho môi trường, các nhà khoa học phát triển cách thức để vi khuẩn chuyển đổi CO2 thành nhựa, gas và diesel sinh học có thể phân hủy sinh học, mở đường cho việc sản xuất thân thiện với môi trường.

Đội ngũ từ trường ĐH Colorado Boulder, Mỹ đã phát triển thành công các “nhà máy sống” thực thể lai sinh học nano thắp sáng đèn ăn CO2 và khí ni-tơ rồi chuyển đổi thành nhựa, nhiên liệu và diesel sinh học.

Các nhà nghiên cứu sử dụng chấm lượng tử kích hoạt ánh sáng, giống như bán dẫn tý hon trong TV để tiêm vào tế bào và thiết kế gắn vào enzyme, kích hoạt chúng sử dụng ánh sáng đặc biệt.

Một gram nhựa có thể phân hủy sinh học được tạo ra bởi vi khuẩn nanobio-hybrid.

Một gram nhựa có thể phân hủy sinh học được tạo ra bởi vi khuẩn nanobio-hybrid. (Nguồn ảnh: Phòng thí nghiệm Nagpal/ Trường Đại học Colorado Boulder

Khi được kích hoạt, các tế bào này tiêu thụ CO2 và khí ni-tơ mà không cần nguồn năng lượng để tiến hành chuyển đổi hóa sinh. Các bước sóng đỏ được sử dụng để kích hoạt vi khuẩn tiêu thụ CO2 để sản sinh nhựa, trong khi bước sóng xanh lá cây khiến chúng ăn ni-tơ để tạo ra ammoniac.

Vi khuẩn tạo ra sản phẩm trên bề mặt nước. Đội ngũ đưa ra tầm nhìn lý tưởng trong tương lai, các gia đình và doanh nghiệp có thể bơm khí CO2 vào các ao để vi khuẩn chuyển đổi.


Bảo Linh
Ý kiến của bạn