Sông ngòi ô nhiễm vì chất thải thuốc
Việc sử dụng kháng sinh và vứt bỏ thuốc thừa không đúng cách đã khiến chúng chảy ra môi trường thông qua hệ thống cống xả chưa qua xử lý đã gây nên những tác động đáng lo ngại. Từ các cộng đồng dân cư nghèo được xây dựng dọc theo các kênh rạch nội đô (nơi thường sinh các vấn đề sức khỏe mỗi khi vào mùa mưa, nước dâng cao chảy lênh láng vào nhà dân và bay mùi hôi thối) cho đến những người dân sống ở ngoại ô các đô thị lớn, thường lệ thuộc vào nước sông cho các nhu cầu sinh hoạt thường nhật. Những tác động của thứ ô nhiễm vô hình này có thể rất thảm khốc. GS.Alistair Boxall, chuyên gia nghiên cứu về môi trường tại Đại học York (Canada) cảnh báo: “Kịch bản tồi tệ nhất là mức độ kháng sinh cao trong sông ngòi có thể gây ra vi khuẩn kháng thuốc trong nước. Dân cư sống gần sông có thể tiếp xúc với cơ chế này thông qua giặt giũ quần áo, sử dụng nguồn nước ăn... khiến người dân có thể gặp rủi ro cao vì lối sống gần sông ngòi”.
Sông Nam Khan ở Lào. Ảnh nguồn: Indochina Travel Package
Việc tăng cường và ngộ nhận dùng kháng sinh đã khiến vi khuẩn tăng cường cơ chế miễn dịch đối với các loại thuốc điều trị từng tiêu diệt chính nó. Chỉ riêng trong năm 2016, WHO ước tính rằng khoảng 240.000 người trên toàn thế giới đã bị chết do bệnh lao kháng đa thuốc. Đây chỉ là một trong số nhiều bệnh do vi khuẩn đã trở nên khó trị hơn do kháng thuốc. Năm 2019, các nhà khoa học Anh từ Viện nghiên cứu bền vững môi trường (ESI) đã bắt đầu một nỗ lực nghiên cứu toàn cầu, nhằm nghiên cứu mức độ ô nhiễm dược phẩm trong các vùng nước thiên nhiên bao gồm những dòng sông biểu tượng của thế giới như Mekong, Seine và Tigris. Cuối năm 2019, nhóm nghiên cứu của ESI đã tiến hành thu thập mẫu từ 210 con sông tại hơn 100 quốc gia. Trưởng dự án tại ESI, GS.Alistair Boxall cho biết: “Thông điệp mà chúng tôi muốn nhấn mạnh là tìm thấy nhiều dược phẩm trong hầu hết các mẫu nước”.
Theo GS.Boxall, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy 61 loại dược phẩm khác nhau bao gồm 13 loại kháng sinh. Tại một số nơi, họ tìm thấy bằng chứng của một nhóm thuốc mục tiêu. Thậm chí có những mẫu nước có dấu vết của hơn một nửa nhóm thuốc. GS.Boxall cho rằng vào cuối thập niên 1990, khi đó các nhà khoa học bắt đầu nắm bắt được sự thật là con người và vật nuôi đã bài tiết ra một lượng đáng kể dược phẩm vào hệ thống cống xả (phần nhiều trong các cống này là không được thiết kế để loại bỏ kháng sinh và các loại thuốc khác) rồi tống thẳng vào các vùng nước thiên nhiên. Kể từ đó, các nhà nghiên cứu đã theo dõi sự hiện diện của dược phẩm có trong sông ngòi, đất đai và các dạng môi trường khác trên thế giới, bao gồm cả Đông Nam Á.
Nước sông Chao Praya (Bangkok, Thái Lan) đặc quánh, hôi hám. Ảnh nguồn: Pulitzer Centre
Dược phẩm đầu độc môi trường
Các tác động sinh thái của ô nhiễm dược phẩm thường đến bất ngờ. Trên vùng bờ biển Bắc Thái Bình Dương của Mỹ, các nhà nghiên cứu loài cá hồi bị còi cọc nghiêm trọng khi tiếp xúc với thuốc do con người thải ra. Một số loài cá bị nhiễm độc đến 27 loại thuốc khác nhau, trong đó có cả thuốc trị đái tháo đường, thuốc trị trầm cảm. Các nhà khoa học tại Australia còn tìm thấy 70 loại dược phẩm có trong những loài sinh vật sống trong hệ thống đường thủy ở Melbourne. Một con thú mỏ vịt ở đây có thể ăn tới ½ liều thuốc kháng trầm cảm do con người thải ra mỗi ngày. Một cuộc nghiên cứu được công bố vào đầu năm 2020 trên tờ Nature thì với tỷ lệ hiện tại, số trường hợp chết do nhiễm vi khuẩn kháng thuốc trên toàn cầu có thể tăng từ mốc 700.000 người (năm 2014) lên mốc 10 triệu người (năm 2050).
Các tác giả chỉ rõ, khoảng ½ các loại kháng sinh dùng cho chăn nuôi gia súc có thể ảnh hưởng tới chất lượng thịt, thì phân của các vật nuôi này cũng là vấn đề đáng bàn. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng chất thải động vật được bón vào trong đất sẽ có các gene kháng kháng sinh cao đến 28.000 lần so với đất không bón phân. Các nhà khoa học tin rằng các gene này có thể truyền vào vi sinh vật mà từ đó có thể tiếp xúc với con người. Theo nghiên cứu của GS.Boxall đã phát hiện ra kháng sinh chiếm 65% ở 710 địa điểm lấy mẫu. Sau đó các nhà nghiên cứu tiến hành so sánh mức độ ô nhiễm kháng sinh chống lại các tiêu chuẩn đã được công bố vào năm 2019 bởi một liên minh các nhà sản xuất dược phẩm nhằm xác định mức độ an toàn của thuốc có trong môi trường.
Ông Alistair Boxall, giáo sư nghiên cứu về môi trường tại Đại học York (Canada). Ảnh nguồn: University of York
Theo tiết lộ của GS.Boxall thì trong số 710 mẫu được thu thập trên khắp thế giới có 111 mẫu là chứa kháng sinh vượt quá tiêu chuẩn an toàn công nghiệp. Bằng phương pháp thu thập mẫu nước, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một số mẫu nước có mức độ ô nhiễm cao tại các khu dân cư đông đúc ở Bangladesh, Pakistan, Ghana và Nigeria. Địa điểm bị ảnh hưởng nặng nề nhất nằm trên sông Kirtankhola (ngoại ô thành phố Barisal, Bangladesh), nơi nằm gần một trung tâm sản xuất dược phẩm, các nhà nghiên cứu ở York đã tìm thấy mức độ ô nhiễm kháng sinh gấp 300 lần vượt xa tiêu chuẩn an toàn công nghiệp. Nhóm nghiên cứu của GS.Boxall cũng lấy mẫu nước của sông Mekong (con sông dài nhất Đông Nam Á, chảy qua thủ đô Lào, Campuchia và sang Việt Nam).
“Sát nhân” trong cống xả
Nghiên cứu của Đại học York đã xác nhận về các tác động môi trường - dược phẩm ảnh hưởng với chất thải con người chưa qua xử lý trong đường thủy. Một nghiên cứu trên sông Chao Phraya (Bangkok) đã tìm thấy khuẩn E.coli kháng với một số loại kháng sinh thông dụng. Các nhà nghiên cứu tin rằng vi khuẩn có trong nước sông là do nguồn xả thải của bệnh viện tại đó. Thêm nữa hệ thống cống xả xử lý nghèo nàn vốn phổ biến tại các vùng khí hậu nhiệt đới cũng là nguồn gây vi khuẩn kháng thuốc, khi mà vào mùa mưa các ống xả này thường bị ngập và phân người được tống thẳng ra sông, rạch. Tại Thái Lan, các nghiên cứu lâm sàng trước đó của Trung tâm giám sát kháng khuẩn quốc gia Thái Lan (NARSC) đã tìm thấy tỷ lệ cao vi khuẩn kháng thuốc trong các mẫu nước tiểu của bệnh nhân được xét nghiệm ở đó. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) thì tại Thái Lan có hơn 38.000 người chết mỗi năm do các tác động của vi khuẩn kháng kháng sinh.
Tình trạng lạm dụng kháng sinh do thói quen là một vấn đề mang tầm vóc toàn cầu. Ở nhiều quốc gia đang phát triển bao gồm cả Đông Nam Á, bệnh nhân dễ dàng mua thuốc kháng sinh ngay tại quầy thuốc. Một nghiên cứu tại Campuchia cho thấy thói quen lạm dụng kháng sinh đạt đỉnh khi người dân tiếp cận hiệu thuốc không giới hạn số lần. Người dân dễ dàng mua thuốc kháng sinh để trị cúm, sốt, đau nhức, sốt rét.