Vi khuẩn đa kháng thuốc trong thuốc nhỏ mắt bị thu hồi gây ra 3 ca tử vong nguy hiểm thế nào?

23-03-2023 16:12 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ mới thông báo thêm 2 trường hợp tử vong, ngoài 1 trường hợp tử vong trước đó liên quan tới thuốc nhỏ mắt nhiễm khuẩn hiếm gặp bị thu hồi.

CDC Mỹ khuyến cáo ngừng sử dụng thuốc nhỏ mắt ErziCare sau khi 1 người tử vong, hàng chục người mất thị lựcCDC Mỹ khuyến cáo ngừng sử dụng thuốc nhỏ mắt ErziCare sau khi 1 người tử vong, hàng chục người mất thị lực

SKĐS - CDC Mỹ khuyến cáo người dân ngừng sử dụng nước mắt nhân tạo ErziCare trong khi tiến hành điều tra ít nhất 50 trường hợp nhiễm khuẩn tại 11 bang dẫn tới mất thị lực vĩnh viễn, nhập viện và 1 trường hợp tử vong.

Một chủng vi khuẩn hiếm gặp trong thuốc nhỏ mắt bị thu hồi có liên quan tới hàng chục ca nhiễm trùng, giảm thị lực và phẫu thuật cắt bỏ mắt ở Mỹ. Tổng cộng, đã có 3 ca tử vong liên quan tới thuốc nhỏ mắt nhiễm khuẩn trên tại Mỹ. 

Hãng Global Pharma Healthcare đã thu hồi thuốc nhỏ mắt bôi trơn mắt (nước mắt nhân tạo) do EzriCare và Delsam Pharma phân phối vào tháng trước, đồng thời cảnh báo mọi người không sử dụng thuốc nhỏ mắt nói trên.

Kể từ ngày 21/3, CDC xác định 68 người ở 16 tiểu bang đã nhiễm một chủng Pseudomonas aeruginosa kháng thuốc hiếm gặp chưa từng được ghi nhận tại Mỹ. Hầu hết các bệnh nhân đã sử dụng nước mắt nhân tạo, chủ yếu của EzriCare.

Vi khuẩn đa kháng thuốc Pseudomonas aeruginosa trong thuốc nhỏ mắt nhiễm khuẩn nguy hiểm thế nào? - Ảnh 2.

Global Pharma Healthcare đã thu hồi Thuốc nhỏ mắt bôi trơn nước mắt nhân tạo do EzriCare và Delsam Pharma phân phối do có thể bị nhiễm vi khuẩn.

Các tác dụng phụ bao gồm nhiễm trùng giác mạc, nhiễm trùng máu máu, đường hô hấp và đường tiết niệu. 8 trường hợp mất thị lực và 4 trường hợp phẫu thuật cắt bỏ nhãn cầu được ghi nhận.

Vào ngày 22/3, tạp chí chuyên khoa mắt JAMA Ophthalmology đã đưa ra mô tả chi tiết bệnh học về hai trường hợp nhiễm khuẩn mắt chủng hiếm gặp này.

Một trường hợp là cụ bà 72 tuổi mất thị lực mắt trái sau khi sử dụng nước mắt nhân tạo EzriCare để điều trị khô mắt trong khoảng 1 tuần.

TS. Ahmed Omar, bác sĩ nhãn khoa điều trị cho cụ bà tại Trung tâm Y tế Đại học bệnh viện Cleveland cho biết: "Cụ bà bắt đầu nhận thấy mắt trái bị mờ trong vòng vài ngày. Ban đầu không đau, nhưng qua lời kể của bệnh nhân và chồng, một sáng thức dậy thấy ra dịch vàng trên gối. Đó là lúc cụ bà nhận thấy hình dáng bên ngoài của mắt mình đã thay đổi.

Cụ bà được đưa tới phòng cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ phát hiện ra vết loét lớn trên giác mạc mắt trái gần như xâm lấn toàn bộ mắt. Nhập viện điều trị trong vòng 3 tuần, bệnh nhân đã phải dùng tới kháng sinh thế hệ IV, thuốc nhỏ mắt kháng sinh và can thiệp phẫu thuật.

Trường hợp của cụ bà rất phức tạp do bong màng mạch huyết thanh, tích tụ dịch bất thường, cuối cùng dẫn đến mất thị lực mắt trái.

Trường hợp khác nhiễm khuẩn thuốc nhỏ mắt nêu trên là cụ ông 72 tuổi viêm giác mạc do vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa đa kháng thuốc. 

Cụ ông đã tới Viện Mắt Bascom Palmer ở Miami sau một ngày đau mắt dữ dội và giảm thị lực mắt phải. 

TS. Marissa Shoji, bác sĩ nội trú điều trị cho bệnh nhân cho biết: "Khi chúng tôi kiểm tra mắt phải của cụ ông, giác mạc bị nhiễm trùng nặng. Ông chỉ có thể nhìn thấy bóng chứ không thể nhìn được chữ cái do loét giác mạc.

TS. Naomi Gutkind, một bác sĩ nội trú khác cũng điều trị cho cụ ông cho biết cụ ông đã phải dùng tới kháng sinh mạnh. Các mẫu cấy từ giác mạc của cụ ông và chai thuốc nhỏ mắt EzriCare cùng nhiễm một chủng vi khuẩn Pseudomonas đa kháng thuốc.

Thị lực của cụ ông khi tái khám sau 2 tháng chỉ còn 20/400, nghĩa là ông chỉ còn nhìn được ở khoảng cách 6-7m so với người bình thường là 122m.

TS. Guillermo Amescua, bác sĩ nhãn khoa tại Viện mắt Bascom Palmer cho biết: "Có lúc, cụ ông có nguy cơ bị mất thị lực vĩnh viễn. Bây giờ, cụ ông bị mù giác mạc vì thị lực chỉ còn 20/400 và có sẹo giác mạc. Tuy nhiên, với việc cấy ghép giác mạc, tiên lượng có thể sẽ tốt hơn."

TS. Marissa Shoji cho biết trường hợp này cho thấy ảnh hưởng trước mắt và về lâu dài của bệnh viêm giác mạc do nhiễm khuẩn Pseudomonas. Trong thời gian ngắn, người bệnh có thể đau đớn khủng khiếp, giảm thị lực và có nguy cơ thủng giác mạc khiến nhiễm trùng lan rộng.

Về lâu dài, kể cả khi điều trị nhiễm trùng xong, vẫn có nguy cơ phải ghép giác mạc hay dùng đến các loại phẫu thuật khác để chữa sẹo, kèm với nguy cơ suy giảm thị lực.

Chất tạo ngọt không chứa calo thay thế đường có tốt như bạn nghĩ?Chất tạo ngọt không chứa calo thay thế đường có tốt như bạn nghĩ?

SKĐS - Erythritol là chất tạo ngọt không chứa calo (zero-calorie) dùng để thay thế đường. Theo một nghiên cứu mới, lạm dụng chất tạo ngọt này có thể tăng nguy cơ cục máu đông, đột quỵ và đau tim ở người bệnh tim mạch, tiểu đường.

Mời độc giả xem thêm video:

Uống trà nóng hay lạnh tốt cho sức khỏe hơn?


Nguyễn Vân
(theo CNN Health)
Ý kiến của bạn