Thực hiện các nghiên cứu trên chuột, các nhà khoa học xác nhận thấy vi khuẩn cộng sinh ở đường ruột ảnh hưởng đến trí nhớ của loài gặm nhấm bằng cách tiết ra axit lactic và xác định được gien chịu trách nhiệm về khả năng ghi nhớ. Ở những con chuột có trí nhớ tốt, tỷ trọng khuẩn Lactobacillus, chủ yếu là L. reuteri (một chủng vi khuẩn axit lactic sống trong ruột, hay dạ dày của động vật có vú và chim) tăng lên rõ rệt.
Rõ ràng, có một số gien nhất định ảnh hưởng đến thành phần của hệ vi khuẩn đường ruột và do đó ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Trong thử nghiệm 2 nhóm chuột bị thủ tiêu hệ vi sinh đường ruột, sau đó, một nhóm chuột được đưa vào ruột chỉ một loài vi khuẩn L. reuteri, nhóm còn lại được bổ sung loài vi khuẩn khác. Kết quả, những con chuột nhận được vi khuẩn L. reuteri xử lý tốt hơn với các bài kiểm tra trí nhớ.
Vi khuẩn cộng sinh đường ruột có tác dụng tăng cường trí nhớ cho con người.
Các nghiên cứu trước đây cũng cho rằng sữa mẹ có thể vượt qua hàng rào máu não, xác nhận một con đường có thể từ ruột đến não. Nay với nghiên cứu này và qua so sánh cho thấy vi khuẩn ảnh hưởng đến trí nhớ của động vật. Những con chuột có trí nhớ kém dùng lactate, một sản phẩm trao đổi chất của Lactobacillus có thể vượt qua hàng rào máu não, axit lactic giúp chúng tăng trí nhớ. Janet Jansson, đồng tác giả cho hay, hiện các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục thử nghiệm cơ chế này ở người, hiểu sâu thêm sự tương tác phức tạp giữa di truyền học, hệ vi sinh đường ruột và khả năng nhận thức, để tìm ra cách cải thiện trí nhớ của con người nhờ vi khuẩn cộng sinh.